Lương hưu là khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội được nhiều người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu quan tâm. Vậy cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội như thế nào? Cần đáp ứng các điều kiện gì? Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.
Lương hưu là khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội được nhiều người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu quan tâm. Vậy cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội như thế nào? Cần đáp ứng các điều kiện gì? Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.
Người lao động (NLĐ) đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ.
Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Đủ 55 tuổi 6 tháng (đối với nam) và đủ 50 tuổi 8 tháng (đối với nữ).
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BXHH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
- Điều kiện để người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu:
(1) Đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam.
(2) Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Dù tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện, người lao động đều có thể nhận lương hưu khi về già.
- Cách tính lương hưu bảo hiểm hàng tháng
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại:
Điều 62, Điều 64 Luật BHXH 2014.
Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015.
Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Khoản 19 và 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH
Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Cách tính lương hưu bảo hiểm hàng tháng
Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính trung bình các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Người lao động được yêu cầu hưởng BHXH 1 lần trong các trường hợp sau:
Đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH (ít hơn 20 năm).
Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH.
Người đang mắc bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng (HIV/AIDS, ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, lao và những bệnh khác theo quy định Bộ Y tế).
Khi hưởng trợ cấp BHXH 1 lần thì NLĐ nhận được số tiền lớn ngay trong một thời điểm. Tuy nhiên nếu so với hưởng lương hưu thì nhận BHXH 1 lần có thể thiệt thòi cho NLĐ. Cụ thể:
Số tiền nhận BHXH 1 lần thường thấp hơn so với mức hưởng lương hưu hàng tháng.
Hưởng BHXH 1 lần đồng nghĩa với việc NLĐ tự tước đi quyền an sinh cơ bản của bản thân như: được cấp thẻ BHYT miễn phí, hỗ trợ chế độ tử tuất, trợ cấp mai táng…
Như vậy để đảm bảo cuộc sống khi về già, bạn nên cân nhắc kỹ giữa hai quyết định này. Nếu không lựa chọn hưởng BHXH một lần, bạn có quyền bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH cho đủ số năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu, chăm sóc sức khỏe khi về già.
Nhiều chuyên gia nhận định chính lương hưu mới là chỗ dựa vững chắc cho người lao động khi về già.
Bên cạnh BHXH, các sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện của công ty bảo hiểm nhân thọ cũng là giải pháp giúp tuổi nghỉ hưu thêm an nhàn.
Chúng ta không thể dự đoán được mọi thứ xảy ra trong tương lai, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị tốt cho bản thân mình khi về già bằng cách lao động và tích lũy, trong đó có cách tích lũy bằng cách tính lương hưu bảo hiểm và tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện ngay từ sớm.
Để tính lương hưu bảo hiểm xã hội, người lao động nghỉ hưu (người lao động) cần biết các điều kiện và công thức áp dụng như sau:
(1) Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng:
(1.1) Thời gian tham gia bảo hiểm: Hầu hết người lao động cần đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm trở lên.
Riêng lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc chỉ cần đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
(1.2) Tuổi nghỉ hưu: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, Tuổi nghỉ hưu năm 2024 trong điều kiện bình thường là đủ 61 tuổi (nam) và đủ 56 tuổi 4 tháng (nữ). Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi (nam) vào năm 2028 và đủ 60 tuổi (nữ) vào năm 2035.
(2) Cách tính lương hưu hằng tháng: Lương hưu được tính theo công thức:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó: Tỉ lệ hưởng lương hưu tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và giới tính. Ví dụ:
- Lao động nam: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.
- Lao động nữ: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.
Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chính thức chốt phương án tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2024 thêm 6% từ ngày 01/7/2024.
Căn cứ theo công thức tính lương hưu ở trên thì mức hưởng lương hưu sẽ tỷ lệ thuận với số năm đóng BHXH và tiền lương đóng BHXH hàng tháng.
Khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương của người lao động theo vùng có thể được điều chỉnh tăng tương ứng, từ đó làm cho mức tiền lương đóng BHXH hàng tháng của người lao động tăng theo.
Như vậy, khi tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 thêm 6%, mức hưởng lương hưu của người lao động tham gia BHXH cũng sẽ tăng thêm khi nghỉ hưu sau thời điểm này.
Trên đây là hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội. Người lao động nghỉ hưu cần kiểm tra các thông tin cụ thể về lương hưu và điều kiện hưởng để tính toán chính xác. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.
Chia sẻ về quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2024, ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ BHXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: "Trong quá trình làm luật BHXH, có ý kiến cho rằng lương hưu của Việt Nam thấp".
Tuy nhiên, theo ông Giang, nếu nói lương hưu thấp hay cao là phải có mốc so sánh.
Ông Phạm Trường Giang thông tin: "Thông lệ quốc tế, lương hưu thường so sánh với thu nhập bình quân đầu người. Như ở Việt Nam, lương hưu bình quân từ quỹ hưu trí là khoảng 6,2 triệu đồng. Thu nhập bình quân ở khu vực làm công hưởng lương hiện nay là khoảng 7,5 triệu đồng. Như vậy, lương hưu bình quân của chúng ta bằng khoảng 75%-80% thu nhập đầu người".
"Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước phổ biến chỉ khoảng 25%-30%. Cho nên, không thể nói lương hưu của chúng ta thấp mà thậm chí là ở mức cao", ông Giang nhận định.
Tỷ lệ lương hưu trung bình so với thu nhập bình quân của Việt Nam là khá cao (Ảnh minh họa: BHXH Việt Nam).
Theo ông Giang, những ý kiến cho rằng lương hưu thấp là nói đến lương hưu của một số người nghỉ hưu trước thời điểm năm 1995. Bởi vì trước 1995 có rất nhiều người lao động nghỉ hưu từ độ tuổi 40.
Ông Giang lấy ví dụ: "Như ông ngoại tôi năm nay 98 tuổi, đến nay đã hưởng lương hưu hơn 50 năm. Ông nghỉ hưu từ khi 46 tuổi. Nghỉ hưu sớm từ hơn 40 tuổi, trình độ đi làm thời điểm đó là trung cấp thì làm sao so sánh được với lao động hiện nay đóng BHXH 30-40 năm, trình độ đại học?".
Chính vì vậy, trong các đợt điều chỉnh lương hưu, nhóm lao động nghỉ hưu trước năm 1995 đều được điều chỉnh tăng cao hơn.
Lần gần nhất là đợt tăng lương hưu từ ngày 1/7/2024 theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP, lương hưu được điều chỉnh tăng thêm 15%. Riêng nhóm lao động nghỉ hưu trước năm 1995, sau khi tăng 15% mà mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm một lần nữa.
Cụ thể, tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
Điều 67 Luật BHXH năm 2024 cũng quy định điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.
Riêng nhóm lao động tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 còn tiếp tục được điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng, bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Ông Phạm Trường Giang cho biết thêm: "Trong quá trình làm luật, có ý kiến đặt vấn đề tại sao không cho hưởng tỷ lệ lương hưu cao hơn, ở mức 80%-90% mà lại quy định tối đa là 75%?".
"Chúng tôi làm chính sách, nếu mà có tiền, chúng tôi mong muốn chúng ta được hưởng tối đa là 100%. Nhưng chúng ta phải hình dung, hưu trí ở đâu? Có phải từ trên trời rơi xuống không? Quỹ hưu trí là tất cả chúng ta cùng đóng vào để chi trả", ông Giang nhấn mạnh.
Ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH (Ảnh: Tùng Nguyên).
Theo ông Giang, cơ quan soạn thảo Luật BHXH đã tính toán, thế hệ trước bình quân 1 phụ nữ sinh 6 con. Hiện nay thì bình quân 1 phụ nữ sinh 2 con, tương lai còn có thể thấp hơn. Như ở TPHCM, bình quân 1 phụ nữ sinh dưới 2 con, đang khuyến khích sinh con nhưng không sinh được, tỷ lệ sinh thay thế đang giảm.
"Như vậy, tỷ lệ sinh tương lai chỉ bằng 1/3 so với trước đây. Nói cách khác, để cân đối quỹ hưu trí, con cháu chúng ta phải đóng gấp 3 lần chúng ta nếu không muốn giảm tỷ lệ hưởng lương hưu", ông Giang cho biết.
Theo ông Phạm Trường Giang, để cân đối, mức hưởng lương hưu tối đa trong Luật BHXH năm 2024 vẫn được giữ nguyên là 75% bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH như Luật BHXH năm 2014.
"Chúng tôi làm chính sách là phải cân đối cả trước mắt và lâu dài, hiện tại và tương lai, không muốn gia tăng gánh nặng cho con cháu chúng ta thì chúng ta phải chia sẻ", ông Giang cho biết.
Lương hưu chính là khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trước đó. Tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn về cách tính lương hưu bảo hiểm mới nhất và không biết nên nhận BHXH một lần khi còn trẻ hay hưởng lương hưu và chăm sóc sức khỏe khi về già. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những mọi thắc mắc này nhé!