Trong quá trình triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (tính từ năm 2010 đến nay), mô hình đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp được đánh giá rất cao về hiệu quả giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nông thôn (LĐNT).
Trong quá trình triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (tính từ năm 2010 đến nay), mô hình đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp được đánh giá rất cao về hiệu quả giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nông thôn (LĐNT).
Trên đây là tên gọi một số nghề nghiệp tiếng Trung thường gặp trong cuộc sống. Mở rộng vốn từ vựng tiếng Trung sẽ giúp bạn có những cuộc giao tiếp lâu dài và thú vị hơn. Vậy nên hãy cố gắng chăm chỉ luyện tập nha!
Bạn học thêm tiếng trung qua các chủ đề khác nhau như:
✓ Học tiếng Trung theo chủ đề (1): chào hỏi
✓ Học tiếng Trung theo chủ đề (2): ăn uống
✓ Học tiếng Trung theo chủ đề (3): thời gian
Theo thống kê, toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 29 làng nghề, trong đó có 9 làng nghề truyền thống với gần 8.300 cơ sở sản xuất, thu hút hơn 16.100 lao động tham gia.
Thời gian qua, với những hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy lợi thế sẵn có, chủ động đầu tư, đổi mới dây chuyền và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.
Vĩnh Phúc có những sản phẩm làng nghề truyền thống từ lâu đời như: Rèn Lý Nhân; rắn Vĩnh Sơn; chế tác đá mỹ nghệ Hải Lựu,... Người lao động ở các làng nghề có thu nhập bình quân 7-12 triệu đồng/người/tháng.
Công ty TNHH Sản phẩm thông minh Assa Abloy Việt Nam (Bình Xuyên) đẩy mạnh sản xuất dịp cuối năm (Ảnh: Nguyễn Lượng).
Song hầu hết các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có quy mô nhỏ lẻ, khó khăn về nguồn vốn đầu tư, dây chuyền công nghệ sản xuất hạn chế, chưa chủ động xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu, thiếu mặt bằng sản xuất.
Do đó, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu, chưa thực sự đổi mới mô hình sản xuất; sản phẩm làm ra thiếu sức cạnh tranh và khó tìm được chỗ đứng trước những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường.
Trước thực trạng trên, những năm gần đây, Trung tâm Phát triển công thương Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ triển khai các đề án khuyến công phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương, cơ sở; trọng tâm là xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại.
Nhờ được hỗ trợ từ chương trình khuyến công, Công ty TNHH Vtech Co (Tam Dương) có thêm kinh phí đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, tạo việc làm ổn định cho 15 lao động (Ảnh: Thế Hùng).
Đồng thời, Trung tâm Phát triển công thương Vĩnh Phúc cũng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tư vấn lập dự án đầu tư, marketing; tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng thương hiệu.
Ngoài ra, Trung tâm còn thường xuyên tổ chức bình chọn và trao chứng nhận cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh định kỳ 2 năm/lần, làm cơ sở để bình chọn các sản phẩm tham gia bình chọn cấp khu vực và quốc gia.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Phát triển công thương Vĩnh Phúc đã hỗ trợ 25 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với tổng kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng để triển khai các đề án đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất thuộc chương trình khuyến công địa phương.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng tổ chức hội thảo về sản xuất sạch hơn cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức đoàn khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại tại các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.
Trung tâm cũng hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại, chương trình du lịch lễ hội Tây Thiên - Tam Đảo; phối hợp với các đơn vị tổ chức 2 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại huyện Sông Lô và Lập Thạch; tổ chức 1 hội chợ kích cầu tiêu dùng tại huyện Yên Lạc.
Các hoạt động này của trung tâm đã góp phần khích lệ tinh thần khởi nghiệp, kết nối mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng, mở ra nhiều cơ hội hướng đến các thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp.
Đồng thời, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất một cách bền vững, từng bước thay thế các máy móc, thiết bị sản xuất lạc hậu, năng suất hạn chế bằng dây chuyền, công nghệ hiện đại, mang lại những bước đột phá trong sản xuất, cải thiện chất lượng, mẫu mã và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm...
Đây cũng là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh Vĩnh Phúc từng bước tiếp cận đa dạng thị trường, tăng sức cạnh tranh, hướng đến xuất khẩu các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho nhiều lao động.
Nghề gốm Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ lâu. Ở miền Bắc thì có gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Bắc Giang)... Ở miền Nam có gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hoà (Đồng Nai)..
Ngày nay sản phẩm gốm của Việt Nam rất phong phú, từ những vật nhỏ như lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá... những sản phẩm cỡ trung bình như lọ hoa, tượng phật, thiếu nữ, bộ ấm trà, cà phê, bát, đĩa, chậu cảnh đến những sản phẩm cỡ lớn như lọ độc bình, đôn voi... Những màu men gốm được ưa chuộng là men ngọc, men da lươn, men vàng nhẹ, men chảy. Hoạ tiết trên sản phẩm được gắn liền với những nét quen thuộc trong đời sống như chú bé thổi sáo ngồi trên mình trâu, cây đa cổng làng, mái chùa hồ sen, thiếu nữ gảy đàn... Hàng gốm Việt Nam đã có mặt trên nhiều thị trường quốc tế.
Cây tre, cây song và cây mây là đặc sản của xứ sở Việt Nam nhiệt đới. Ba loại cây này trở thành nguồn nguyên liệu vô tận của những người thợ thủ công làm hàng mây tre đan. Hàng mây tre đan Việt Nam đã có mặt ở Hội chợ Pari năm 1931. Đến nay, hơn 200 mặt hàng này đã đi khắp năm châu, được khách hàng ưa chuộng. Với bàn tay khéo léo của những người thợ, những thân cây tưởng như vô dụng đã trở thành những đĩa bày hoa quả, lẵng hoa, bát hoa, làn, giỏ, khay, lọ hoa, chao đèn, bộ salon tủ sách... Ưu điểm của hàng mây tre đan là: nhẹ, bền, không mọt.
Trên thế giới nhiều nước làm hàng sơn mài. Một số nước trồng được cây sơn, nhưng chỉ có cây sơn Việt Nam trồng ở đất Phú Thọ là có giá trị nhất. Nhựa cây sơn Phú Thọ tốt hơn hẳn nhựa sơn trồng ở nơi khác. Chính vì vậy, hàng sơn mài Việt Nam đã nổi tiếng đẹp lại bền.
Thế kỷ thứ 18 ở Thăng Long (Hà Nội hiện nay) đã có phường Nam Ngư chuyên làm hàng sơn. Ban đầu sơn mài chỉ có bốn màu: đen, đỏ, vàng, nâu. Dần dần do khoa học kỹ thuật phát triển, bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú, tạo cho sản phẩm sơn mài đẹp lộng lẫy và sâu thẳm. Ngày nay các mặt hàng sơn mài như tranh treo tường, lọ hoa, hộp đồ nữ trang, hộp đựng thuốc lá, khay, bàn cờ, bình phong... đã trở thành mặt hàng không thể thiếu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Người thợ khảm dùng những mảnh có vân ngũ sắc vỏ trai, vỏ hến, ốc biển để khảm (gắn) lên các đồ vật. Công việc của thợ khảm khá tỷ mỷ và qua nhiều công đoạn: Vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm (gắn) lên tranh rồi lại mài nhẵn và đánh bóng. Bức tranh khảm hiện lên trên mặt đồ vật với nhiều màu sắc lung linh. Từ chiếc hộp gỗ, cái khay, bàn cờ, mặt bàn, thành ghế, cánh tủ, bình phong, tranh treo tường... bằng gỗ đều có thể khảm trai. Việt Nam có 3.260km bờ biển, nguồn nguyên liệu của nghề khảm trai là vô tận.
Từ những khối đá cẩm thạch, người thợ chạm khắc đá đã làm ra nhiều sản phẩm có giá trị như vòng đeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng phật, tượng thiếu nữ, hoa lá và cây cảnh, các con vật đáng yêu như mèo, chim công...
Nghề chạm khắc đá có ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng là ở Đà Nẵng. Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) là các làng Quan Khái, Hoà Khê, dân làng có nghề chạm khắc đá truyền thống.
Người thợ thêu Việt Nam rất khéo tay, họ biết cách hoà sắc hàng chục loại chỉ mầu cho một bức thêu.
Các loại hàng thêu rất đa dạng, mẫu thêu ngày càng phong phú: Hoa sen, hoa cúc, rồng phượng, đôi chim tùng hạc, đôi chim uyên ương, phong cảnh, chân dung... Tùy theo ý nghĩa của từng đồ dùng mà người thợ thêu chọn mẫu. Có loại mẫu thêu dành cho áo sơ mi, có loại mẫu thêu dành cho áo gối, có loại để thêu áo kimono, có loại để thêu khăn trải bàn, khăn phủ giường, tranh treo tường...
Nghề thêu ren có từ lâu đời, ở nhiều địa phương nhưng có lẽ bắt nguồn từ làng Quất Động (Hà Tây). Trong danh mục các tên phố cổ của Hà Nội có tên phố Hàng Thêu chuyên bán các đồ thêu (nay là đoạn cuối phố Hàng Trống giáp với phố Lê Thái Tổ). Ngoài ra, hiện nay hệ thống cửa hàng tranh thêu lụa XQ cũng giúp du khách hiểu thêm và cảm nhận một phần về văn hóa Việt Nam và tài năng của những người thợ thêu.
Nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ đã có ở Việt Nam từ lâu và đã đạt đến trình độ khá cao. Sau một thời gian mai một, từ đầu những năm 80, nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ lại được phát triển mạnh mẽ vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa để xuất khẩu. Các mặt hàng gỗ mỹ nghệ chủ yếu là tượng gỗ, bàn ghế, tủ, sập (giường)... Các công ty gỗ mỹ nghệ trong cả nước với đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị nghệ thuật. Nghề kim hoàn Từ thế kỷ thứ 2, người Việt Nam đã biết dùng vàng bạc để làm đồ trang sức. Trong nghề kim hoàn có ba nghề khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau. Đó là nghề chạm: Chạm, trổ những hình vẽ, hoa văn trên mặt đồ vàng, đồ bạc. Nghề đậu: Kéo vàng, bạc (sau khi đã nấu chảy) thành sợi dài rồi uốn ghép thành những hình hoa, lá, chim muông, gắn lên các đồ trang sức. Nghề trơn: Chuyên đánh vàng, bạc thành những đồ trang sức mà không cần chạm trổ.
Các mặt hàng từ vàng, bạc rất đa dạng: Nhẫn, vòng, dây chuyền, hoa tai, bộ đồ ăn (dao, phuốc-xét, thìa) bộ ly uống rượu, khung gương, hộp phấn, lược, chân cây nến... và đã được xuất khẩu đi nhiều nước. Nghề vàng được bắt nguồn từ làng Định Công (Hà Nội) và nghề bạc bắt nguồn từ làng Đồng Xâm (Thái Bình). Hà Nội ngày nay vẫn có phố Hàng Bạc, phố này từ xa xưa chuyên chế tác và mua bán vàng bạc. Ngày nay các cửa hiệu vàng bạc có ở khắp nơi trên đất nước.