Chiều 17.5, TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên án đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ đại án kit test Việt Á. Tòa chấp nhận kháng cáo của 6 bị cáo. Trong số này, ông Trần Thanh Phong (thời điểm bị khởi tố đang là Phó trưởng phòng Tài chính kế toán, Trung tâm kiểm soát bệnh tật - CDC - tỉnh Bình Dương) được miễn trách nhiệm hình sự.
Chiều 17.5, TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên án đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ đại án kit test Việt Á. Tòa chấp nhận kháng cáo của 6 bị cáo. Trong số này, ông Trần Thanh Phong (thời điểm bị khởi tố đang là Phó trưởng phòng Tài chính kế toán, Trung tâm kiểm soát bệnh tật - CDC - tỉnh Bình Dương) được miễn trách nhiệm hình sự.
Ông Trần Thanh Phong là người thứ 2 được miễn trách nhiệm hình sự trong đại án kit test Việt Á. Người đầu tiên là ông Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương.
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết nối (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), cho biết miễn trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước.
Biện pháp này được quy định và áp dụng trong một số trường hợp phạm tội nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần buộc người phạm tội phải chịu hình phạt mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng và chống tội phạm, vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội.
Miễn trách nhiệm hình sự cho một người sẽ kéo theo hệ quả pháp lý là người đó không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp tư pháp thay thế cho hình phạt và không được coi là có án tích. Cũng vì điều này, điều 29 bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rất cụ thể các căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đặc xá; hoặc khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Người phạm tội cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; hoặc người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; hoặc trước khi hành vi phạm tội bị phát giác đã tự thú, khai rõ sự việc…
Tối 4/1, một vị lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Phước cho biết, liên quan vụ Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước (CDC Bình Phước) Nguyễn Văn Sáu nhận quà của Công ty Việt Á, cùng ngày đã có ít nhất 6 cán bộ thuộc CDC Bình Phước được các lực lượng thuộc Bộ Công an mời làm việc.
Cụ thể, ngoài ông Sáu, còn có thêm 5 người khác thuộc CDC Bình Phước cũng được mời làm việc gồm kế toán trưởng, 3 cán bộ khoa dược và 1 cán bộ khoa xét nghiệm.
"Báo cáo với Sở về việc có nhận quà của Công ty Việt Á vào chiều 31/12/2021, ông Sáu không nói rõ quà là gì và hẹn hết kỳ nghỉ lễ sẽ giao nộp cho Sở vào ngày 4/1. Tuy nhiên, khi chưa kịp giao nộp thì vào chiều 3/1, khi tiến hành làm việc với ông Sáu, các lực lượng thuộc Bộ Công an đã niêm phong để phục vụ công tác điều tra.
Hiện Sở cũng đã nhận được báo cáo của ông Sáu liên quan đến vụ việc, nhưng do vụ việc đang trong quá trình điều tra nên không thể cung cấp cho báo chí. Cùng ngày Tỉnh ủy cũng đã yêu cầu Sở kiểm tra, rà soát lại toàn bộ vụ việc và sớm có báo cáo lên Tỉnh ủy. Đến nay Bộ Công an chưa làm việc với Sở Y tế” – vị lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Phước nói.
Tối cùng ngày, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Phước cho biết, vụ việc mua kít xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á do Bộ Công an thụ lý, trong quá trình làm việc tại tỉnh Bình Phước, đơn vị chỉ phối hợp thực hiện.
Như Báo CAND đã đưa tin, trước đó, ngày 31/12/2021, ông Nguyễn Văn Sáu đã báo cáo Giám đốc Sở Y tế về việc mình có nhận quà của Công ty Việt Á từ đầu tháng 12/2021 và xin "nộp lại" quà tặng vào đầu năm 2022.
Trong khi đó, ngày 18/12/2021, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, bắt Tổng giám đốc Công ty Việt Á, Giám đốc CDC Hải Dương và nhiều cán bộ liên quan. Sau đó, Giám đốc CDC Bình Dương và Nghệ An cùng nhiều vụ trưởng, vụ phó Bộ Y tế, Bộ Khoa học - Công nghệ cũng bị bắt.
Theo ông Sáu thừa nhận, đầu tháng 12/2021, đại diện Công ty Việt Á có lên gặp và gửi quà. Khi người đại diện này về ông mới kiểm tra và biết có quà cho bản thân ông. Sau đó, ông đã báo cáo tổ chức, lãnh đạo các cấp và nói rằng ngay sau kỳ nghỉ lễ (tết Dương lịch) sẽ nộp lại phần quà này cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông Sáu khẳng định không có thỏa thuận, cam kết nào về tỉ lệ phần trăm hoa hồng với đơn vị cung cấp vật tư, sinh phẩm là Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Trước đó, CDC Bình Phước đã có báo cáo về việc mua sắm kit xét nghiệm và bộ tách chiết với tổng số tiền hơn 41,5 tỉ đồng từ Công ty Việt Á theo các quyết định của UBND tỉnh Bình Phước. Trong đó, đợt 1 CDC Bình Phước mua hơn 14.000 kit xét nghiệm với tổng kinh phí trên 7,1 tỉ đồng bằng hình thức đấu thầu trên mạng đấu thầu quốc gia. Còn 2 đợt sau, CDC Bình Phước mua hơn 73.000 kit xét nghiệm và gần 48.000 bộ tách chiết với tổng kinh phí hơn 34 tỉ đồng. Cả 2 đợt này đều mua bằng hình thức chỉ định thầu rút gọn. Đến nay, CDC Bình Phước đã chuyển thanh toán số tiền hơn 7,1 tỉ đồng, còn hơn 34,3 tỉ đồng chưa hoàn tất thủ tục thanh toán và chưa chuyển thanh toán.
Ngoài ra, trong năm 2021, CDC Bình Phước cũng mua 1 máy xét nghiệm Realtime-PCR và 1 máy tách chiết tự động với tổng kinh phí 2,75 tỉ đồng. Hình thức mua cũng là chỉ định thầu rút gọn. Riêng trong năm 2020, CDC Bình Phước không mua sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao của Công ty Việt Á. Tuy nhiên, Việt Á có cho CDC Bình Phước mượn 6 bộ máy móc phục vụ công tác xét nghiệm vào ngày 8/8/2020. Đến ngày 2/11/2021, CDC đã trả lại 5/6 bộ máy cho Việt Á, chỉ còn mượn 1 máy Spindown do CDC chưa kịp mua máy mới.
Chia sẻ với báo chí ngay sau phiên tòa, cán bộ CDC tỉnh Bình Dương gửi lời cảm ơn tới hội đồng xét xử đã đưa ra một phán quyết công tâm, khách quan và nhân văn. Ông cũng cảm ơn sự đồng hành của luật sư bào chữa và những người ủng hộ mình trong suốt "quãng thời gian khó khăn" vừa qua.
Do hoàn cảnh riêng, ông Phong hầu tòa phúc thẩm chỉ có một mình, gia đình không có ai đi cùng. Ông cũng là người duy nhất trong số 11 bị cáo, dù được hưởng án treo nhưng vẫn kháng cáo.
Giải thích về việc vì sao được hưởng án treo nhưng vẫn kháng cáo, ông Phong nói "muốn chứng minh bản thân mình trong sạch".
"Tôi có sai phạm, tôi biết nhưng đó là vì mục đích chung của xã hội. Tôi phải cố gắng đi đến cùng, chứng minh sự trong sạch đó với các con", lời ông Phong.
Vẫn theo vị này, trong suốt thời gian chống dịch Covid-19, tỉnh Bình Dương có quán triệt cán bộ hạn chế gặp gỡ các đơn vị hỗ trợ chống dịch. Ông luôn thực hiện nghiêm việc này. Cũng vì thế, đến nay ông được miễn trách nhiệm hình sự.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ kit test Việt Á
Nhắc lại diễn biến phiên tòa, tại phiên sơ thẩm hồi tháng 1, ông Trần Thanh Phong từng được đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Nhưng sau đó, tòa sơ thẩm tuyên ông 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Đến phiên phúc thẩm lần này, sau khi đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội thay đổi quan điểm, cùng với việc đánh giá toàn diện vụ án, hội đồng xét xử đã quyết định cho ông Phong được miễn trách nhiệm hình sự. Vì là phiên tòa phúc thẩm, bản án sẽ có hiệu lực ngay sau khi tòa tuyên.
Luật sư Nguyễn Thanh Long, người bào chữa cho ông Phong, cho biết đã tham gia vụ án ngay từ giai đoạn điều tra, sau đó là truy tố, xét xử sơ thẩm rồi phúc thẩm. Quá trình bào chữa, ông luôn động viên ông Phong phải có niềm tin rằng pháp luật luôn có sự khoan hồng, cân nhắc giữa công và tội, để đánh giá đúng bản chất sự việc.
Theo luật sư, thời điểm xảy ra vụ án, ông Phong đang đi chống dịch tại Trường quân sự tỉnh Bình Dương. Thực hiện phân công của ông Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc CDC tỉnh Bình Dương, ông Phong quay về, phụ trách hầu hết công việc của phòng tài chính kế toán.
Luật sư này khẳng định, quá trình phối hợp với Công ty Việt Á để phòng, chống dịch Covid-19, ông Phong không hề vụ lợi.
"Tôi luôn tin trường hợp của ông Trần Thanh Phong, cũng như ông Nguyễn Thành Danh, sẽ được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá, bảo đảm quyền lợi", luật sư nói.