Chùa Cao Xá Bắc Giang

Chùa Cao Xá Bắc Giang

1900 8095 Giờ nhận cuộc gọi: 7:00 – 20:00, từ thứ hai – chủ nhật hàng tuần.

1900 8095 Giờ nhận cuộc gọi: 7:00 – 20:00, từ thứ hai – chủ nhật hàng tuần.

CHÙA THIÊN PHÚC, XÃ ĐOÀN XÁ, HUYỆN KIẾN THỤY

Chùa Đoan Xá (Thiên Phúc) có lên chữ là: Thiên Phúc tự. Chùa được tọa lạc trên diện tích 3.173 m2 thuộc thôn Đoan Xá 1, xã Đoàn Xá. Đoan Xá là tên làng cũ, nay thuộc xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy. Trước năm 1945 là xã Đoàn Xá tổng Đại Lộc phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An. Trước năm 1813 là xã Đoan Xá tổng Thiên Lộc, huyện Nghị Dương phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương .

Chùa Đoan Xá (Thiên Phúc) có lên chữ là: Thiên Phúc tự. Chùa được tọa lạc trên diện tích 3.173 m2 thuộc thôn Đoan Xá 1, xã Đoàn Xá. Đoan Xá là tên làng cũ, nay thuộc xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy. Trước năm 1945 là xã Đoàn Xá tổng Đại Lộc phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An. Trước năm 1813 là xã Đoan Xá tổng Thiên Lộc, huyện Nghị Dương phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương .

Chùa Thiên Phúc thôn Đoan Xá nguồn gốc lừ một ngôi chùa đơn sơ có 3 gian tường đất và 2 gian hậu cung tọa lạc gần con đường nhà Mạc cũ, nay là đường giao thông chính của nhân dân vùng: Tiểu Bàng, Đại Lộc, Nãi Sơn, Quần Mục qua lại trao đổi sản phẩm, hàng hoá. Trước đây chùa còn có 2 cây đa toả bóng mát và 1 quán nghỉ chân cho khách bộ hành. Có một thời gian dài chùa bị xuống cấp hư hỏng nghiêm trọng do sự chiếm đóng, phá hoại cảnh quan của quân địch trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp.

Năm 1993 chùa Thiên Phúc đã được chính quyền và nhân dân địa phương tu tạo lại ngay trên nền đất cũ, để ghi nhớ những sự kiện cách mạng và kháng chiến của cán bộ và nhân dân địa phương ấp Đoan Xá giúp đỡ và bảo vệ cách mạng góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám ở vùng Duyên Hải .

Năm 1993 - 1994 chùa Thiên Phúc được trùng tu do sự đóng góp của nhân dân và du khách thập phương. Chính sự tu bổ nâng cấp kịp thời này đã tạo cho ngôi chùa thôn Đoan Xá có một cơ ngơi gọn ghẽ, đảm bảo cho người dân đến sinh hoạt văn hoá tâm linh tự do tín ngưỡng.

Mặt chính của ngôi chùa quay về hướng Tây, ghé Nam. Tổng thể khu vực chùa gồm có các công trình kiến trúc được phục hồi theo lối cổ ( nghệ thuật Nguyễn thế kỷ 20).

Được xây cất theo lối cột trụ chữ nhật, đỉnh nóc trang trí đèn lồng đắp vẽ nhiều linh vật quen thuộc, rồng, phượng, dơi ... tuy kết cấu bằng nhiều loại vật liệu phổ biến hiện nay như  gạch , ngói, xi măng , sắt thép ... nhưng do lối bố cục thanh thoát nhẹ nhàng của tường, ba bộ đao mái kép của cổng tam quan và cổng chùa. Qua đó du khách vân cảm nhận dược vẻ bề thế, cảnh quan sinh động của ngôi chùa không bị che khuất tầm nhìn bởi khối kiến trúc mang chất liệu hiện đại này. Từ chính điện hướng Tây Nam qua cổng tam quan, người ta vẫn nhìn thấy sân vườn, kiến trúc nhà thờ tổ, nhà bia, toà phật điện cùng cây đa cổ thụ của chùa. Vào đêm 30 Tết năm 1944 lực lượng cách mạng đã cắm lá cờ đỏ sao vàng lên ngọn cây để kêu gọi nông dân tá điền vùng lên đấu tranh với chủ đất .

Ở vị trí cao nhất hướng chính diện với cây đa cổ thụ và cổng tam quan. Đây là nơi thờ các vị tượng chủ yếu trong ngôi chùa, phật điện được bố trí mặt bằng kiểu chữ Đinh: Gồm 5 gian bái đường và 2 gian chuôi vồ .

Kết cấu vì nóc mái theo kiểu: quá giang - tường hồi bổ trụ. Lối kết cấu này ngoài sự chắc chắn còn tận dụng diện tích sử dụng trong nội thất ngôi chùa. Trừ 2 gian hồi tưởng bổ trụ, được trổ ô chữ Thọ thoáng thay cửa; 3 gian trung tâm được lắp 3 bộ cửa đại ngay sau thềm và hàng cột hiên, cửa có hình khối chữ nhật. Thân cột hiên có viết những vế câu đối vịnh cảnh chùa tôn nghiêm.

Các cỏng trình kiến trúc khác của chùa còn có: Nhà thờ sư tổ gồm 5 gian kiểu chữ Nhất, vì nó mái kiểu quá giang chồng rường đốc thước.

Nhà bia ở mé trái lối từ cổng tam quan vào sân chùa, được kết cấu theo lối cổ gồm 2 tầng đao mái chứa 3 tấm bia tân tạo, ghi nhận công đức của nhân dân và khách thập phương trong công việc xây dựng tu bổ lại ngôi chùa.

NHỮNG DI VẬT CỦA CHÙA THIÊN PHÚC

Gồm: 18 pho lượng phật tại toà phật điện, bài trí theo thứ bậc từ cao xuống thấp, lại phần chuôi vồ và toà bái đường; Điểm đồng nhất của các pho tượng đểu được sơn thép cẩn thận, rực ánh vàng kim - Niên đại rải rác vào nửa cuối thế kỷ 20 gồm các pho lượng:

- Quan âm chuẩn đề, Quan Âm quá hải ( hay còn gọi là Quan âm thiên thủ - thiên nhỡn)

+ Bộ lượng: Ngọc Hoàng, Nam Tào - Bắc Đẩu

- Vầng tượng Cửu Long: Thích Ca sơ sinh

+ Tượng Tổ: Bồ Đề Đạt Ma và cụ sư tổ chùa Hàng được thờ bằng tượng tại nhà tổ của chùa.

Ngoài số lượng tượng phật. Tại toà phật điện còn treo một quả chuông đồng cổ trung, do vị Thượng tọa trụ trì ở chùa Dư Hàng (Phúc Lâm Tự ) công đức vào cảnh chùa.

NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ, CÁCH MẠNG GÓP PHẦN CHO TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, VANG ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ VÙNG DUYÊN HẢI

Chùa Đoan Xá ( Thiên Phúc ) có vị trí thuận lợi cho việc giao thông liên lạc, lòng dân có tinh thần yêu nước, một lòng ủng hộ cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc chống áp bức giai cấp. Ngôi chùa tại một địa phương sớm hình thành lòng yêu nước. Từ tháng 6 năm 1943, ngôi chùa đã trở thành nơi đón các đồng chí cán bộ xứ ủy về bắt rễ cơ sở tổ chức quần chúng ở ấp Đoan Xá , như anh cả Đỏ Hoàng Văn Một ( tức Già Một) Phạm Bá Thuyên (tức Mai Côn) Trần Các và nhiều người khác nữa đã qua lại, hoạt động tại địa điểm chùa ấp Đoan Xá.

- Từ tháng 10 năm 1943 đến tháng 9-1945, ngôi chùa trở thành địa điểm cất dấu tài liệu, nơi giao nhận thư từ truyền đơn, báo chí do cấp trên chuyển về cơ sở. Tối 30 Tết âm lịch năm 1944 Ban cán sự Việt Minh Đoan Xá đã chủ trương cắm lá cờ đỏ sao vàng lên ngọn cây đa của ngôi chùa Thiên Phúc tự, đồng thời dán áp phích rải truyền đơn quanh sân chùa để thức tỉnh tá điền đứng lên đấu tranh. Để có sự kiện này vào thời gian trước đó vào tháng 6 -1943 đồng chí Đặng Đình Thuỷ ( tức Phạm Dương ) được các đồng chí xứ uỷ phân công về ấp Đồn điền để xây dựng cơ sở cách mạng trong nông dân tá điền. Một số người đã giác ngộ và tham gia công việc, lấy cơ sở chùa Thiên Phúc (ấp Đoan Xá ) làm chỗ dựa hoạt động cách mạng như các đồng chí Nguyễn Mai (tức Đô), Hoàng Đức Đỉnh (tức Điệp ), Đoàn Đắc Muông ( tức Hải ), Đoàn Đắc Nho, Phạm Việt Nộm, Vũ Văn Vi ( đã hy sinh ). Đây là số những cán bộ đã tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1943 - 1945. Tại địa điểm chùa Thiên Phúc ấp Đoan Xá các đồng chí trong tổ chức bí mật đã dùng địa điểm ngôi chùa để trao đổi, bàn bạc công chuyện với các cán bộ trên về công tác tại cơ sở. Theo hồi ức công tác của các nhân chứng lịch sử cho thấy :

- Tháng 1/1944 đón anh Cả Đỏ là cán bộ xứ uỷ Bắc Kỳ .

- Tháng 4/1944 , đón Cô Vinh - cán bộ xứ uỷ Bắc K ỳ .

- Tháng 12/1944 đón ông Phạm Bá Thuyên - cán bộ xứ uỷ Bắc Kỳ .

- Tháng 12/1944- 8/1945, đón đồng chí Hoàng Văn Độc ( Tức Già Một) vượt căng tù Bá Vân để tránh sự truy nã của địch.

Đêm 30 Tết âm lịch Giáp Thân ( 1944) lực lượng ta đã tổ chức cắm lá cờ đỏ sao vàng cùng áp phích lên cây đa ở chùa Thiên Phúc để kêu gọi nông dân đấu tranh.

Tháng 4/1945, chùa là nơi tập kết đón các đồng chí tự vệ từ Lão Phong, Kim Sơn, Kính Trực...tiến vào gốc đa bà xã Mùi, tuần hành thị uy qua cửa nhà địa chủ Hoàng Thị Lan.

Tháng 6/1945, chùa là điểm hẹn của lực lượng tự vệ ta, tiến vào kho thóc của nhà địa chủ họ Hoàng để chia cho dân nghèo tại Đồn Điền.

Ngày 15/7/1945, ngôi chùa là nơi tổ chức cuộc họp Ủy ban cách mạng lâm thời của ấp Đồn Điền – Đoan Xá, ra mắt nhân dân, đồng thời nơi đây cũng là trụ sở làm việc của Ủy ban cách mạng lâm thời địa phương từ tháng 7/1945 đến năm 1946. Chùa là địa điểm cho các tầng lớp bình dân học vụ vào buổi chiều và tối.

Chùa Đoan Xá ( Thiên Phúc) từ buổi đầu là một cơ sở sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của cư dân đồn điền ấp Đoan Xá - Đoàn Xá mang sẵn trong cộng đồng dân cư nhiều mâu thuẫn giữa người nông dân tá điền với địa chủ - phong kiến, áp bức bóc lột nông dân. Ngôi chùa đã là nơi sớm hình thành tổ chức cách mạng của ấp đồn điền Đoan Xá, góp phần giác ngộ cách mạng cho nhân dân vùng lên đấu tranh giành chính quyền vào thời điểm sớm ở vùng Duyên Hải, tạo lên truyền thống yêu nước, một lòng vững tin cách mạng của nhân dân địa phương, tiến lên lập nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước sau cuộc cách mạng tháng 8/1945.

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA DI TÍCH

Chùa Đoan Xá ( Thiên Phúc) - nơi hàm chứa nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc vận động cách mạng tiền khởi nghĩa 1945, của lớp cán bộ lão thành đã gắn bó tuổi trẻ sôi nổi, góp phần lập nhiều thành tích trước và sau cuộc cách mạng tháng 8/1945 ở vùng Duyên Hải - Hải Phòng nói chung và phong trào cách mạng ở chính ấp Đoan Xá nói riêng. Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử chùa Đoan Xá (Thiên Phúc), xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp thành phố ( Quyết định số 355/QĐ-UB ngày 11/02/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố) đáp ứng lòng mong mỏi của cán bộ nhân dân làng văn hoá Đoan Xá nói riêng và của cán bộ nhân dân xã Đoàn Xá nói chung, tương lai sẽ phấn đấu trở thành điểm du lịch văn hoá cho du khách và nhân dân địa phương.

THÍCH QUẢNG LIÊNTrích TQ số 01 /1951

Cũng như mấy ngàn năm về trước, năm nay đến ngày mùng 8 tháng 4, dân chúng Việt Nam cũng như các dân tộc trên thế giới đã được tắm gội dưới ánh Từ Quang của Phật, đều thành kính tưởng lại trang lịch sử vẻ vang của vị Cứu Tinh nhân loại.

Mồng tám tháng tư! ngày kỷ niệm đấng cứu thế Đại Bi xuất hiện, đem lại ánh sáng tuyệt vời cho nhân loại lầm than, đau khổ; ngày kỷ niệm vị cách mạng triệt để ra đời, phá tan bức trường thành ngăn cách của giai cấp xã hội Ấn Độ thời bấy giờ, và nêu cao ngọn cờ tự do, bình đẳng cho nhân loại bị áp bức và phân ly...

Sáng nay, bầu trời thanh khiết, khắp không gian một màu sắc tươi sáng, rực rỡ, lòng con lâng lâng một niềm yên tịnh nhớ về ngày Giáng sanh của Ngài cách hai ngàn năm trăm năm về trước.

Hai ngàn năm trăm năm về trước, cũng buổi mai này, trong vườn Lâm Tỳ Ni, một đóa Hoa Đàm bừng nở cả vườn một màu sắc rực rỡ, tưng bừng cùng hòa với mùi hương bát ngát của trăm hoa hồng thắm tượng trưng cho muôn vàn thanh khiết, an lành của ngày mở đầu cho công lý và nhân đạo.

Ngài là hiện thân của một tấm lòng từ bi vô hạn, đem lại cho sanh linh muôn vàn hạnh phúc an vui, là lương y cứu chữa mọi tâm bịnh đau khổ của người đời, là chiếc bè đưa mọi loài vượt qua sông mê bể khổ.

Ngài là một tấm gương sáng phản chiếu những chí khí giải thoát qua cơn bão táp tơi bời; là muôn ngàn hào quang tri giác rọi khắp bốn phương trời u ám, phá tan những ảo huyền mê hoặc, thức tỉnh mọi loài trong giấc mộng canh trường.

Đời Ngài không phải là một khung cảnh ảm đạm bi quan, hay muốn trốn tránh cuộc đời như quan niệm nông cạn, hẹp hòi của những ai lầm tưởng, mà chính vì Ngài muốn cuộc đời trở nên có ý nghĩa và có chơn giá trị, vì Ngài không muốn giam hãm đời sống trong bốn bức tường nhỏ hẹp, cùng bản ngã vị kỷ, mà muốn sống đời sống rộng lớn của bản thể thường tồn, tràn đầy cả không gian vô cùng tận, nên gác bỏ những tâm niệm thế thường, ruồng bỏ cả cuộc đời vương giả giàu sang, tôn quý, dấn thân nơi rừng sâu, non thẳm, chịu bao nỗi khổ cực, gian truân, để tìm con đường giải thoát chung cho muôn loại trần luân. Với cặp mắt tinh tường, Ngài nhìn thấy cuộc đời đầy những trò giả dối, tạm bợ. Bao nhiêu những hình sắc bóng bẩy mà người đời cho là xinh tươi, đẹp đẽ, trái lại đối với Ngài, như trùng độc, nó làm hư hại tinh thần cao đẹp, thanh khiết của nhân loại, đưa nhân loại vào con đường trụy lạc, yếu hèn.

Với lòng từ bi bao la, với chí khí mạnh mẽ, quyết liệt, Ngài vì con, vì chúng sanh mà mở một con đường giải thoát. Ngày nay, mẩu đời Ngài tuy đã lui về quá khứ, nhưng nguồn Chơn lý vẫn còn lưu khắp mọi chân trời. Chân lý của Ngài là một mạch suối mát mẻ, tắm gội những linh hồn đau khổ, an ủi những tâm thần sầu muộn, thê lương. Giáo lý của Ngài là một kho tài liệu để cho mọi người định đoạt số phận mình, tự đem mình đến chỗ giải thoát tuyệt đối, hạnh phúc chơn thực và miên trường.

Cho đến nay, sau 2.514 năm, nhân loại ngày nay đang lâm vào cảnh tang tóc, bi ai, mà chính chúng con cũng đồng chịu chung một thảm trạng ấy. Hằng ngày, trước mắt chúng con nhìn thấy những cảnh tượng đau thương tiếp diễn, loài người xâu xé lẫn nhau, mạnh được yếu thua, tương tàn, tương sát, diễn thành những cảnh ghê tởm, rùng rợn... Thật "cuộc đời là một biển lớn đầy nước mắt"!

Ngày nay, chúng con dù đồng chung trong cảnh ngộ như bao nhiêu người khác, nhưng là những đứa con được hưởng ân huệ của Ngài, nhờ chút thiện nhơn đời trước, chúng con được tắm gội dưới bóng từ bi, và nhờ ánh sáng chơn lý của Ngài, chúng con đã tìm được lối trên con đường đời đầy chông gai, nguy hiểm, giải thoát được đôi phần đau khổ trong cảnh mộng trường.

Để đền đáp muôn một hồng ân của Ngài, Phật tử chúng con chẳng biết lấy làm gì, để tỏ lòng báo ơn trong "ngày muôn thuở". Chúng con chỉ biết đem tấm lòng thành kính hướng niệm trước Phật đài, và thề nguyện noi theo chí hướng của Ngài, nêu cao ngọn đuốc Chơn lý, tung mạnh ánh Từ Quang, để soi sáng đêm tối vô minh, dập tắt hầm lửa vô biên của dục vọng, để góp phần vào trong công cuộc xây dựng một xã hội ngày mai trên nền tảng TỪ BI và TRÍ HUỆ của Đạo vàng.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Chung cư Diamond Hill tọa lạc tại vị trí "Kim Cương" 4 mặt tiền, tiếp giáp với các trục giao thông huyết mạch như: Hoàng Quốc Việt, Lương Thế Vinh, Chu Danh Tể, dự án trở thành tâm điểm đón trọn nguồn mạch phồn vinh, khởi sinh sự sống thịnh vượng, đủ đầy cho gia chủ.

Đặc biệt, dự án còn liền kề trung tâm tài chính Hoàng Văn Thụ, nơi được mệnh danh là "phố Wall" của Bắc Giang với:  hệ thống ngân hàng, kho bạc, cơ quan thuế, trung tâm hành chính công, trụ sở liên cơ quan.., giúp cho nhịp sống của cư dân trở nên nhộn nhịp, sầm uất.

Với lợi thế liên kết vùng hoàn hảo, hạ tầng giao thông thông suốt và đồng bộ. Diamond Hill là tâm điểm của mọi kết nối tiện ích chỉ trong 5 phút di chuyển.

Chính từ những ưu thế kể trên, dự án đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ khách hàng trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển của kinh tế, Bắc Giang đang là một trong những tâm điểm nóng của thị trường bất động sản Việt Nam, thu hút nhiều nhà đầu tư tìm về.

© Copyright 2022 by UBND tỉnh Phú Thọ

NGÀY 01: ĐÀ NẴNG – HÀ GIANG (ĂN: TRƯA, TỐI)

Quý khách tiếp tục hành trình chinh phục Hà Giang.

Đến Hà Giang quý khách chụp ảnh lưu niệm tại KM số 0 - Đây là điểm bắt đầu của quốc lộ 2C – tuyến đường duy nhất di chuyển lên khu vực Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc. Nơi đánh dấu điểm khởi công của “con đường Hạnh Phúc” huyền thoại. Con đường của gian khổ, hy sinh, của cả hoa và máu; là huyền thoại về sức trẻ của thanh niên 16 dân tộc thuộc các tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà và Nam Định, Hải Dương trong suốt 8 năm lao động thủ công quên mình với trên 2 triệu ngày công tạo nên một con đường dân sinh, đi qua những nơi đông dân cư để người dân vùng cao nguyên được hạnh phúc. Chính vì vậy con đường này có tên là con đường Hạnh Phúc.

Checkin, chụp hình Núi Cấm Sơn - một khung cảnh tuyệt đẹp của Thành Phố Hà Giang.

Qúy khách dùng bữa tối tại nhà hàng.

Tối quý khách tự do khám phá thành phố Hà Giang về đêm

Nghỉ đêm tại khách sạn ở Hà Giang.

NGÀY 02: HÀ GIANG   – ĐỒNG VĂN (ĂN: SÁNG ,TRƯA, TỐI)

Quý Khách làm thủ tục trả phòng, dùng điểm tâm sáng.

Đoàn khởi hành đi Đồng Văn - Cao nguyên Đá Đồng Văn - là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.

Đến Quản Bạ - Dừng chân chụp ảnh tại Cổng Trời Quản Bạ và chiêm ngưỡng (NÚI ĐÔI) Núi Đôi Cô Tiên “tác phẩm nghệ thuật” của tạo hoá ban tặng cho vùng đất này. Cùng nhau trải nghiệm những khúc cua đẹp nhất trên cung đường “ Hạnh Phúc.” Như khúc Chín quanh, cung đường chữ M, cung chữ U hay W…. Đi qua dốc Thẩm Mã và dốc Chín Khoanh đẹp hớp hồn người lữ khách bởi sắc màu váy áo rực rỡ và loài hoa trên vai người dân bản địa. Sau đó tới Cao Nguyên Đá Đồng Văn, tham quan:

Thung lũng Sủng Là - được ví như một “Ốc Đảo” huyền bí, một “đóa hồng” trong tim không ít kẻ xê dịch được nhiều người biết và tìm đến qua bộ phim “Chuyện của Pao”.

Ngắm thiên nhiên hùng vĩ nơi địa đầu tổ quốc và cảnh đồng hoa “Tam Giác Mạch” tuyệt đẹp nằm trải dài trên những sườn đồi - một khung cảnh mà du khách đến một lần sẽ không thể nào quên được ( tháng 10 – 12).

Cột cờ Lũng Cú - điểm Cực Bắc Tổ Quốc mà ai cũng muốn đến một lần trong đời. Đoàn tìm hiểu về lịch sử văn hiến của vùng đất “phên dậu đất nước” và quá trình xây dựng Cột cờ cũng như quá trình gìn giữ từng tấc đất vùng biên giới của bà con các dân tộc thiểu số miền Cực Bắc.

Quý khách dùng bữa tối, thưởng thức ẩm thực vùng cao.

Sau bữa tối, đoàn tự do khám phá Đồng Văn về đêm.

NGÀY 03: ĐỒNG VĂN  – MÃ PÍ LÈNG – CAO BẰNG (ĂN: SÁNG, TRƯA, TỐI)

Quý khách làm thủ tục trả phòng, dùng điểm tâm sáng. Đoàn trả phòng khởi hành đi Cao Bằng - trên đường đi Check in điểm dừng chân Mã Pí Lèng chinh phục một trong “Tứ Đại Đỉnh Đèo” nổi tiếng nhất của Việt Nam, với độ cao 2000m so với mực nước biển trên con đường Hạnh Phúc với những dốc, khúc cua tay áo quanh co.. từ đây nhìn xuống sông Nho Quế như một dải lụa uốn theo sườn đèo đem lại cho quý khách một trải nghiệm vô cùng thú vị.

Quang cảnh vô cùng choáng ngợp khiến bạn không thôi thảng thốt. Bạn sẽ bắt gặp Mỏm đá sống ảo – Sky Walk nơi bạn có thể leo mình trên đỉnh, chiêm ngưỡng cảnh sắc thơ mộng dòng sông Nho Quế xanh ngắt xa xa.

Thăm nơi ở và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến từ 1941 đến 1945. Đoàn vào viếng và thắp hương tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Nông Văn Dèn (tức Kim Đồng).

NGÀY 04: CAO BẰNG  - BẮC  KẠN -  BA BỂ  (ĂN: SÁNG, TRƯA, TỐI)

Quý khách  làm thủ tục trả phòng, dùng điểm tâm sáng.

Đoàn khởi hành tham quan Thác Bản Giốc - Thác hùng vĩ nhất Việt Nam tại biên giới Việt - Trung, thác có độ cao 53m, chia làm 3 tầng được coi là thác đẹp nhất Việt Nam và là thác lớn nhất Đông Nam Á. Đây là thác nước lớn thứ 4 trong top10 thác nước trên thế giới nằm trên đường biên giới giữa hai quốc gia.

Khởi hành về thành phố Cao Bằng trên đường ghé thăm làng Rèn Phúc Sen với nghề làm dao nổi tiếng tại Quảng Uyên.

Đoàn tiếp tục tham quan Động Ngườm Ngao, theo tiếng Tày có nghĩa là động Hổ, tại xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh với rất nhiều nhiều nhũ đá và măng đá với các hình dạng phong phú đa dạng và đẹp mắt.

Khởi hành đi Hồ Ba Bể. Đến Ba Bể, đoàn nhận phòng, ăn tối và nghỉ đêm tại Ba Bể. Từ khách sạn quý khách có thể phóng tầm mắt rất xa ra hồ Ba Bể, hồ tự nhiên trên núi lớn nhất Việt Nam.

Quý khách tự do lựa chọn chương trình biểu diễn Hát Then của người Tày ( chi phí chưa bao gồm).

NGÀY 05: HỒ BA BỂ -  ĐÀ NẴNG (ĂN: SÁNG, TRƯA, TỐI)

Quý khách có thể dậy sớm chiêm ngưỡng Hồ Ba Bể khi sương mờ bao phủ như khói bốc hơi trên mặt hồ & ánh sáng bình minh huyền ảo.

Quý khách lên thuyền tham quan khu du lịch Hồ Ba Bể - nơi có đảo Bà Góa gắn liền với truyền thuyết cứu người giúp dân làng của hai mẹ con tốt bụng. Hay Ao Tiên - nơi cảnh đẹp hữu tình, Thác Đầu Đẳng ngày đêm ầm ầm bọt tung trắng xóa, Đảo An Mạ - nơi thờ những vị tướng quân trung thành của nhà Mạc,...

Melde dich an, um fortzufahren.