Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm? Ba mẹ hãy xem câu trả lời bên dưới nhé!
Có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm? Ba mẹ hãy xem câu trả lời bên dưới nhé!
Việc cho trẻ học tiếng Anh sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích vượt trội trong giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ.
Sự thật là không có một độ tuổi nhất định nào để trẻ bắt đầu học tiếng Anh, bởi mỗi đứa trẻ đều riêng biệt và có cá tính riêng. Các ý kiến của chuyên gia về độ tuổi tối ưu mà trẻ em nên bắt đầu học ngoại ngữ cũng khác nhau.
Theo một số giáo viên, trẻ nên bắt đầu học tiếng Anh từ khi còn nhỏ tức là 0 – 3 tuổi. Thế nhưng, theo những người khác, trẻ nên học từ 6 – 7 tuổi. Song thời gian tốt nhất có lẽ là nên bắt đầu cho trẻ học tiếng Anh từ 3 – 5 tuổi. Sau đây là những ý kiến về từng độ tuổi:
Theo những người ủng hộ lý thuyết này, bé từ 0 – 3 tuổi ghi nhớ nhiều nhất và nhanh nhất. Trong giai đoạn này, bé học từ và cách diễn đạt bằng ngoại ngữ song song với tiếng mẹ đẻ mà không phải lo lắng gì.
Bé có thể học ngoại ngữ trong khi chơi game, xem phim thiếu nhi hoặc nghe các bài hát bằng tiếng Anh. Bé ở độ tuổi này không sợ mắc lỗi, không có ức chế, không lo mình phát âm sai hay nói sai.
Nhược điểm của lý thuyết này là nếu bé học mà không có môi trường nói tiếng Anh thích hợp hoặc bố mẹ không nói được tiếng Anh, thì bé cũng chỉ dừng lại ở đó và không thể nào tự nói thành thạo được.
Khi ở lứa tuổi mầm non, trẻ dễ dàng tiếp thu ngoại ngữ theo cách tự nhiên là nghe – nói – đọc – viết, thay vì theo cách học “thụ động” như khi trưởng thành. Ở độ tuổi này, các bé sẽ có khả năng ghi nhớ bằng cách lắng nghe, tập nói bằng cách lặp lại và tự tìm ra những quy tắc của riêng mình theo phương pháp hoàn toàn bản năng. Chính vì thế mà trẻ sẽ có xu hướng học ngoại ngữ nhanh, dễ dàng và tự nhiên hơn so với người lớn.
Những người ủng hộ lý thuyết này tin rằng ngoại ngữ nên được học ở độ tuổi có ý thức. Trẻ từ 7 – 8 tuổi đã nói đúng tiếng mẹ đẻ, quen dần với chế độ học tập, trẻ có thể thực hiện các bài tập được giao dễ dàng hơn. Ngoài ra, ở độ tuổi này, trẻ đã có khả năng nói tốt và có thể phát âm chuẩn các từ và thành ngữ tiếng Anh.
Hạn chế của lý thuyết này là: ở độ tuổi này, trẻ học từ mới và nói khó hơn một chút. Trẻ bị quá tải với bài tập về nhà ở trường và không hứng thú khi phải học thêm tiếng Anh.
Như đã đề cập ở trên, không có độ tuổi chính xác mà trẻ nên bắt đầu học ngoại ngữ. Các thống kê trên thế giới cho thấy trẻ có khả năng nhận thức và học hỏi từ rất sớm. Tất nhiên, các chuyên gia cho rằng việc học tiếng Anh ở trường mẫu giáo nên được coi là một cách để đánh thức sự quan tâm của trẻ đối với ngoại ngữ.
Ở trường mầm non, trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ thông qua các trò chơi, học các bài thơ, bài hát bằng tiếng Anh. Tương tự như vậy đối với học sinh lớp 1. Việc học tiếng Anh lúc 7 – 8 tuổi, ngoài các trò chơi, bài hát và bài thơ, trẻ bắt đầu nắm vững bảng chữ cái, hiểu nghĩa của từ và cách diễn đạt, học ngữ pháp, phiên âm và từ vựng.
Đây là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ học tiếng Anh sớm mang lại nhiều lợi ích. Dưới đây là những lý do trả lời cho câu hỏi tại sao nên cho con học tiếng Anh sớm? Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ học tiếng Anh sớm.
Theo Giáo sư Patricia Kuhl, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu não bộ trẻ em thuộc Đại học Washington tại Mỹ: “não bộ của trẻ phát triển và hoạt động hoàn hào giúp trẻ học ngoại ngữ tốt nhất ở thời điểm dưới 5 tuổi”. Một nghiên cứu khác về độ tuổi học ngoại ngữ được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Harvard và MIT cũng kết luận rằng: bắt đầu học một ngôn ngữ mới trước tuổi 10 sẽ mang lại cơ hội tốt nhất cho người học đạt được sự thành thạo tương tự người bản ngữ.
Theo đó lứa tuổi mầm non (18 tháng – 6 tuổi) có thể coi là giai đoạn vàng cho trẻ phát triển ngôn ngữ tổng thể, đặc biệt là bắt đầu làm quen, tiếp thu ngôn ngữ thứ hai cũng như thúc đẩy sự phát triển tư duy toàn diện thông qua học ngoại ngữ.
Khi biết thêm một ngoại ngữ sẽ mang đến cho trẻ nhiều khả năng gặp gỡ và trò chuyện với người nước ngoài, từ đó tạo ra sự tự tin trong giao tiếp và kết nối xã hội. Đối với lứa tuổi mầm non, phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả là những hoạt động vừa học vừa chơi, trò chuyện cùng bạn bè. Trẻ vừa được khám phá thế giới, vừa kết nối với những người xung quanh và qua đó học thêm ngôn ngữ. Từ đó, trẻ được nâng cao kỹ năng giao tiếp và không còn cảm thấy e ngại trước mọi người.
Bên cạnh đó, học ngoại ngữ thường đi kèm với việc thực hành liên tục. Thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói bằng tiếng Anh, trẻ được tham gia vào các hoạt động trò chuyện và giao tiếp thường xuyên như thảo luận nhóm, thuyết trình… qua đó ngày càng trở nên tự tin hơn.
Không giống người lớn, trẻ em cần được quan tâm, cuốn hút và được dạy điều gì đó thú vị. Quá trình học tập nên đa dạng và năng động, không cần giải thích dài dòng. Điều bạn có thể làm là:
• Thực hiện các câu chào hỏi bằng tiếng Anh trong giao tiếp, gọi tên các thành viên trong gia đình.
• Sử dụng các thẻ học có hình ảnh sinh động (màu sắc, con vật, đồ vật, nhân vật nổi tiếng).
• Hát những bài hát tiếng Anh với giai điệu vui nhộn và có vần điệu.
Đọc truyện cổ tích với sự chuyển đổi dần dần từ việc thêm các từ tiếng Anh vào sang các phiên bản đơn giản hơn hoàn toàn bằng tiếng Anh.
• Đối với trẻ 3 – 6 tuổi: Cho trẻ làm quen với từ mới để tích lũy từ vựng, đóng kịch, xem phim hoạt hình và video giáo dục đầy màu sắc trên kênh YouTube.
• Đối với trẻ 7 – 8 tuổi: Nên bắt đầu cho trẻ học ngữ pháp, ở dạng vừa học vừa chơi. Từ thời điểm này, việc học không còn là trò chơi giải trí nhưng cũng không bắt ép mà làm cho trẻ cảm thấy hứng thú và tò mò.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cho trẻ học tiếng Anh càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ càng cao. Thêm vào đó, việc làm này còn giúp trẻ thông minh, phát triển tốt hơn trong các lĩnh vực khác.
Học ngôn ngữ đòi hỏi có nhiều thời gian để trau dồi và hình thành những thói quen. Bắt đầu học tiếng Anh sớm trẻ sẽ có nhiều thời gian để phát triển khả năng ngôn ngữ, trau dồi vốn từ vựng, từ đó thành thạo và tự tin sử dụng tiếng Anh hơn khi lớn lên. Bên cạnh đó, phát triển tiếng Anh từ sớm giúp trẻ có nền tảng ngoại ngữ vững vàng, sẵn sàng với các cơ hội du học hoặc học tập tại các trường học quốc tế, mở ra cánh cửa tiếp cận giáo dục thế giới.
• Con bạn không tự tin với ngôn ngữ mẹ đẻ. Bạn nhận thấy con có những vấn đề như vốn từ vựng hạn chế, lỗi phát âm, khó khăn trong việc lý luận logic.
• Bạn chưa chuẩn bị tâm lý vì bạn cần bắt đầu học tiếng Anh với trẻ và tốt hơn hết là bạn nên biết ngôn ngữ này ở mức cơ bản.
Bạn nên cho con học thử. Nếu con cảm thấy buồn chán hoặc không hứng thú trong buổi học thử, hãy cho con thêm thời gian và đừng vội vàng. Ngược lại, nếu trẻ rất vui và thích học thì đây là một dấu hiệu tốt để bạn có thể bắt đầu cho con học tiếng Anh.