TTTĐ - Bia Saigon của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) là thương hiệu nổi tiếng từ trước đến nay, đã in đậm trong tâm trí của hàng triệu người tiêu dùng qua nhiều thế hệ, trở thành một đặc sản tinh thần trong văn hóa, ẩm thực Việt Nam.
TTTĐ - Bia Saigon của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) là thương hiệu nổi tiếng từ trước đến nay, đã in đậm trong tâm trí của hàng triệu người tiêu dùng qua nhiều thế hệ, trở thành một đặc sản tinh thần trong văn hóa, ẩm thực Việt Nam.
Thứ năm, 01/12/2022 17:20 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Theo yêu cầu nhập khẩu của Nhật Bản, nhãn tươi của Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu được sản xuất tại Việt Nam, vận chuyển tới Nhật Bản qua đường biển và hàng không; các lô hàng xuất khẩu nhãn tươi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp,…
Ngày 18/11/2022, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã công bố cho phép quả nhãn tươi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Nhãn là loại trái cây thứ 4 được cấp phép nhập khẩu vào Nhật Bản sau các loại quả thanh long, xoài Cát Chu và vải. Theo yêu cầu nhập khẩu của Nhật Bản, nhãn tươi của Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu sau: Quả nhãn tươi được sản xuất tại Việt Nam, vận chuyển tới Nhật Bản qua đường biển và hàng không.
Các lô hàng xuất khẩu nhãn tươi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cấp, đảm bảo không có đối tượng kiểm dịch thực vật sau khi đã được kiểm tra kiểm dịch của Cơ quan bảo vệ thực vật. Trong đó, phần khai báo bổ sung nêu rõ không có ruồi đục quả Bactrocera dorsalis và những lô hàng này đã được xử lý kiểm dịch thực vật bằng phương pháp xử lý lạnh, ở mức nhiệt độ dưới 1,3 độ C trong thời gian 13 ngày. Bên cạnh đó, vật liệu đóng gói, cơ sở xử lý lạnh phải đảm bảo không có rủi ro nhiễm ruồi đục quả quả Bactrocera dorsalis. Các lô hàng quả nhãn xuất khẩu sau khi xử lý lạnh cần niêm phong bởi Cục Bảo vệ thực vật.
Quá trình kiểm tra kiểm dịch trước khi xuất khẩu, quy trình xử lý, niêm phong, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho các lô hàng nhãn tươi xuất khẩu tại các cơ sở xử lý được giám sát, xác minh bởi các cán bộ kiểm dịch thực vật của Nhật Bản và Việt Nam.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), để mở cửa thị trường cho quả nhãn sang Nhật Bản, các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản đã rất nỗ lực hoàn thành thí nghiệm kỹ thuật xử lý lạnh cho quả nhãn để làm căn cứ hoàn thiện điều kiện nhập khẩu quả nhãn Việt Nam sang thị trường này.
Biện pháp xử lý lạnh lần đầu tiên được áp dụng với mặt hàng trái cây của Việt Nam, trong đó có quả nhãn. Lợi thế của phương pháp xử lý lạnh là trang thiết bị đầu tư không quá đắt đỏ, các doanh nghiệp có mong muốn tham gia xuất khẩu đều có sẵn kho lạnh. Ngoài ra, xử lý lạnh có thể thực hiện trong quá trình vận chuyển, sẽ là một lợi thế giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Mặt khác, xử lý lạnh không có nguy cơ về vấn đề dư lượng do không sử dụng hóa chất. Thành công của việc áp dụng biện pháp xử lý lạnh quả nhãn xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ mở ra cơ hội để đàm phán áp dụng biện pháp xử lý này cho các thị trường nhập khẩu khác./.
Bổ sung trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép
Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
So với Nghị định 10/2020/NĐ-CP, Nghị định 41/2024/NĐ-CP mới ban hành đã bổ sung thêm trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi giấy phép kinh doanh không thời hạn.
Theo đó, nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên giấy phép kinh doanh trong thời hạn từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên giấy phép kinh doanh trong thời gian 6 tháng liên tục trở lên; Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, trong thời gian 1 tháng, có từ 30% trở lên số phương tiện của đơn vị bị xử lý vi phạm thu hồi, bị tước phù hiệu, biển hiệu cũng sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh không thời hạn.
Nghị định có hiệu lực từ 1/6/2024.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo Nghị định, nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường; Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau.
Cùng với đó, ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội; ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
5 tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ
Ngày 19/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Theo Nghị định, danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được tặng cho cá nhân đã được tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ và đạt các tiêu chuẩn sau: 1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương; 2. Có thời gian hoạt động liên tục trong nghề thủ công mỹ nghệ hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên; 3. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; là đại diện tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ của cả nước; 4. Có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc.
Nghị định nêu rõ, Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" được thành lập ở từng cấp Hội đồng (Hội đồng cấp tỉnh; Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ; Hội đồng cấp Nhà nước), theo từng lần xét tặng, các Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 6/6.
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm
Có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6, Nghị định số 44/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã nêu rõ: chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao quyền thu phí sử dụng đường bộ cho tổ chức theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng. Phạm vi tài sản được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật (trừ phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí).
Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm, phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
Sửa Điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 10/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về nguyên tắc cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quỹ), Điều 15 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP quy định: Hoạt động cho vay của Quỹ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, phù hợp với quy định tại Nghị định này; Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của Quỹ phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận với Quỹ; Đồng tiền cho vay, trả nợ là đồng Việt Nam.
Ngoài 3 nguyên tắc trên, Nghị định 45/2024/NĐ-CP bổ sung thêm nguyên tắc: Doanh nghiệp đã được vay vốn của Quỹ được xem xét cho vay đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh mới từ nguồn vốn của Quỹ nếu doanh nghiệp đã hoàn trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6.
6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe
Từ ngày 1/6, Thông tư 05/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái, có hiệu lực.
Một trong những điểm nổi bật của thông tư trên là việc quy định 6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe gồm: Có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe (GPLX); Tẩy xóa, làm sai lệch thông tin trên GPLX; Để người khác sử dụng GPLX của mình; Cấp GPLX cho người không đủ điều kiện; Khi có sai sót về thông tin trên GPLX; Khi người lái xe bị phát hiện trong cơ thể có ma túy thông qua việc khám sức khỏe.
Ngoài ra, Thông tư cũng sửa đổi việc những người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng đến 1 năm kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lại lý thuyết theo quy định; từ 1 năm trở lên phải sát hạch lại lý thuyết và thực hành lái xe trong hình và trên đường để cấp lại giấy phép lái xe.
Đối với trường hợp bị mất giấy phép lái xe, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng được xét cấp lại./.
“Nhãn hiệu” là khái niệm được pháp luật bảo hộ nhưng “Thương hiệu” lại là khái niệm được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là nội dung mà Luatvietnam hướng dẫn để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.
Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Căn cứ khoản 17, 18, 19, 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 nhãn hiệu được phân loại như sau:
Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
“Chè Thái Nguyên”, “Vải thiều Lục Ngạn”...
Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính sau:
- Xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu.
- Cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ.
- Chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
“Hàng Việt Nam chất lượng cao-do người tiêu dùng bình chọn”...
Do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
“Vingroup”, “Vinhomes”, “Vinmec”, “Vinpearl”...
Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.