Tận dụng tốt những ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), xuất khẩu gạo sang EU tăng rất mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu.
Tận dụng tốt những ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), xuất khẩu gạo sang EU tăng rất mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu.
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất cà phê. Năng suất và sản lượng liên tục được cải thiện để đáp ứng được những quy định nghiêm ngặt của các nước trong EU. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ sau Brazil.
Hiệp định EVFTA tạo cơ hội to lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. Theo hiệp định, thuế quan xuất khẩu cà phê sang EU là 0%. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt với các đối thủ khác tại thị trường EU.
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng mặt hàng xuất khẩu này vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn.
Cần phải xây dựng vùng nguyên liệu cà phê đạt chuẩn nhằm đảm bảo yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Có kế hoạch tái canh với các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp để nâng cao sản lượng thu hoạch. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu bằng cách áp dụng quy trình hái chín, chọn lọc và sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các vùng trồng cần có kế hoạch sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo yêu cầu của các nước nhập khẩu. Quá trình canh tác cần tuân theo các tiêu chuẩn của chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest Alliance, Organic, UTZ (Quy trình sản xuất cà phê bền vững) để tạo ra sản phẩm cà phê sạch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đồng thời, đầu tư kết cấu hạ tầng, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu cà phê quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại. Đầu tư các hạng mục công trình nhà kho kết hợp trưng bày sản phẩm. Giữa các vùng trồng cần có sự liên kết bền vững với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Các sản phẩm chế biến sâu như: cà phê hòa tan, cà phê rang xay, cà phê bột, cà phê đóng lon… chính là chìa khóa nâng cao giá trị xuất khẩu cho cà phê Việt Nam, đồng thời tạo dựng thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế. Vì vậy, thay cho xuất khẩu ồ ạt cà phê nhân, doanh nghiệp nên có sự dịch chuyển sang chế biến sâu, sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị thương mại cao.
Các doanh nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu thị trường, đồng thời đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất. Áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như: BRC, ISO 22000… góp phần nâng giá trị chuyên sâu cho sản phẩm cà phê của Việt Nam.
Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động chế biến sâu.
EU là thị trường đầy tiềm năng, nhưng cũng rất cạnh tranh. Các tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp cần đáp ứng. Việc nắm vững và tuân thủ các quy định này là cơ hội để mở rộng thị trường cho ngành cà phê Việt Nam. QCERT là tổ chức chứng nhận nông sản và an toàn thực phẩm NHANH CHÓNG – HIỆU QUẢ – TIẾT KIỆM
Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang EU
Quy định xuất khẩu gạo, chuối, hành tây... xuất sang EU doanh nghiệp cần lưu ý
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào khu vực Liên minh châu Âu (EU) nói chung và Bắc Âu cần lưu ý về việc EU đang tăng cường kiểm tra mức dư lượng thuốc trừ sâu (MR)..
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, vừa qua, EU đã ban hành Quy định (EU) 2022/741 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của Liên minh trong năm 2023, 2024 và 2025 để đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào EU tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu (MRL) trên và trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Cùng với đó, EU đồng thời bãi bỏ Quy định (EU) 2021/601. Theo đó, các quốc gia thành viên sẽ lấy và phân tích mẫu cho các tổ hợp thuốc trừ sâu được nêu trong phụ lục I của Quy định.
Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà…
Hiện, không chỉ EU mà các nước Bắc Âu không thuộc EU (như Na Uy, Iceland) đang tăng cường các chương trình kiểm tra theo quy định này, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển nhấn mạnh, trong đó, gạo là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Bắc Âu bị kiểm tra nhiều nhất theo chương trình này. Hexaconazole và Tricyclazole thường vượt ngưỡng trong các sản phẩm vi phạm.
Ngoài việc kiểm tra tại cửa khẩu đối với các lô hàng mới, cơ quan an toàn thực phẩm của các nước sẽ lấy mẫu kiểm tra trên thị trường với các lô hàng cũ (có lô hàng được nhập khẩu từ đầu năm 2021). Nếu sản phẩm vi phạm dư lượng, doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối bắt buộc phải thông tin việc thu hồi rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi.
Tiếp theo, các mặt hàng tương tự của doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sẽ bị kiểm tra tại kho và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ bị tăng tần suất kiểm tra tại cửa khẩu với các lô hàng tiếp theo.
Việc thu hồi sản phẩm vi phạm và đăng tin rộng rãi sẽ ảnh hưởng uy tín không chỉ của doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào khu vực EU nói chung và Bắc Âu nói riêng tìm hiểu kỹ quy định mới từ EU để tránh các rủi ro không đáng có trong hoạt động giao thương xuất khẩu hàng hóa.
Thông tin từ Văn phòng SPS Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022, trên toàn thế giới có 2.251 cảnh báo từ hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng nông sản thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF - Rapid Alert System for Food and Feed) của EU, trong đó có 40 cảnh báo đối với hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam (chiếm 1,77% cảnh báo).
Riêng mặt hàng rau quả có 9 cảnh báo, chiếm 22,5% tổng số cảnh báo đối với Việt Nam. Trong đó, quả chôm chôm của nhà xuất khẩu Hoang Exotic Fruit Export ở 27/4 Huỳnh Tấn Phát (Quận 7, TP. Hồ Chí Minh) bị Hà Lan cảnh báo và buộc tiêu huỷ sản phẩm.
Nguyên nhân là chôm chôm bị phát hiện chứa dư lượng thuốc trừ sâu chlorpyrifos ở mức 0.022 mg/kg, mức dư lượng tối đa cho phép 0,01 mg/kg.
Cộng hòa Síp cũng tiêu hủy một sản phẩm tương ớt do chứa chất cấm E 110 - Sunset Yellow FCF và E124 - Ponceau 4R/cochineal red A. Nhà xuất khẩu sản phẩm này là Công ty TNHH Thực phẩm Đa Ta (phường 15, quận Tân Bình, TP HCM).
Hay thanh long xuất khẩu bị tiêu hủy tại Pháp do dư lượng Dithiocarbamates ở mức 0,16+-0,080 mg/kg, mức độ tối đa cho phép 0,05 mg/kg. Tại Italy có vải thiều dư lượng permethrin ở mức 1,14+-0,057 mg/kg, mức độ tối đa cho phép 0,05 mg/kg; hạt điều mối nguy với Aflatoxin ở mức 9,6 ± 2,7 µg/kg, mức độ tối đa cho phép 4,0 µg/kg.
Quy định của EU về nhập khẩu cà phê rất nghiêm ngặt. Để xuất khẩu thành công, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định dưới đây:
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2024, Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường EU gần 46.000 tấn gạo, kim ngạch đạt 41,4 triệu USD, tăng đến gần 118% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, thị trường Pháp tăng đột biến với 18.200 tấn tương đương giá trị 19,1 triệu USD, tăng gần 180 lần so với cùng kỳ.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 do Bộ Công Thương công bố mới đây cho thấy, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 8,13 triệu tấn, trị giá đạt 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch so với năm 2022.
Châu Á tiếp tục là khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất trong năm 2023, đạt 6,1 triệu tấn, chiếm 75% tổng lượng xuất khẩu, tăng 22,8% so với năm 2022; tiếp đến là châu Phi với kim ngạch đạt gần 1,34 triệu tấn, chiếm 16,5% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng gần 7,2%. Trong khi đó thị trường châu Âu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 1,6%) nhưng vẫn đạt gần 133.000 tấn; trong đó, khối EU đạt 109.000 tấn, tăng 15,4% tương đương 14.500 tấn so với năm 2022.
Năm 2023, xuất khẩu gạo sang khối thị trường EU đạt gần 104.000 tấn (cao hơn con số hạn ngạch là 80.000 tấn/năm) với giá trị thu về 71,7 triệu USD.
Việt Nam đã được xuất khẩu gạo tới 26/27 quốc gia thành viên trong khối EU. Đứng đầu là Đức với khối lượng đạt 23.328 tấn, chiếm 22,4% thị phần; tiếp theo là Ba Lan với 14.726 tấn, chiếm 14,2% thị phần…
Bộ Công Thương đánh giá, sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường EU là nhờ các doanh nghiệp đã và đang tận dụng các cơ hội từ EVFTA. Nhiều doanh nghiệp đã có doanh thu tốt nhờ phát triển thị trường xuất khẩu sang EU. So với các nước xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ và Thái Lan, Việt Nam là nước có thể cạnh tranh lớn nhất ở các thị trường EU, nhờ việc đã ký kết EVFTA.
Đơn cử như Tập đoàn Lộc Trời, năm 2023, doanh nghiệp này đã xuất khẩu sang EU 20.263 tấn gạo, đạt giá trị trên 12 triệu USD. Hết quý I/2024, công ty đã xuất khẩu sang châu Âu đạt gần 2.700 tấn gạo, trị giá gần 2 triệu USD.
Theo cam kết từ EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU mỗi năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 – 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Hiện, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 8 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gạo cho EU.
Mở rộng danh mục xuất khẩu gạo thơm vào EU
Trong khuôn khổ thực thi EVFTA đang triển khai, hiện nay có 9 giống gạo thơm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU, bao gồm: Jasmine85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ20, RVT, OM4900, OM5451 và Tài Nguyên Chợ Đào. Danh mục này được xây dựng từ trước 2015 (khi kết thúc đàm phán EVFTA).
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện hiệp định, Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU với mức thuế là 0% theo hạn ngạch để phù hợp với thực tế xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay. Việc đàm phán điều chỉnh bổ sung danh mục gạo thơm đang được Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp cùng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) làm việc với phía EU.
Mức tiêu thụ hàng năm bình quân đầu người ở EU khoảng 6 kg, trong khi đó mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người trên toàn cầu vào khoảng 54 kg/người. Các chuyên gia nhận định, EU là thị trường còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam bởi hàng năm tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của EU đạt khoảng 3 – 4 triệu tấn (theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat), trong khi lượng xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Tuy nhiên, thị trường này có nhiều tiêu chuẩn khắt khe và khó tính, nhất là các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, tiêu chuẩn xã hội; gạo không dùng chất tạo màu, tạo mùi, bảo quản, tẩy trắng… Đáng chú ý, những tiêu chuẩn này thường xuyên được cập nhật theo hướng ngày càng nâng cao và khắt khe hơn.
Cảnh báo tới các doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) Tạ Hoàng Linh khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu phải theo dõi chặt chẽ và nắm bắt các thông tin, chính sách, quy định của thị trường. Đây được coi là rào cản lớn với xuất khẩu gạo của Việt Nam do phải tốn thêm nhiều chi phí cho việc tuân thủ, đáp ứng các tiêu chuẩn dẫn đến giảm sức cạnh tranh.
“EU là thị trường đặc biệt cao cấp, có thể chấp nhận nhập khẩu gạo có phẩm cấp cao với giá lên đến 2.000 USD/tấn, nhưng bù lại, họ yêu cầu về chất lượng, vấn đề an toàn thực phẩm rất cao. Do đó, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của EU mới đạt được các hợp đồng bán gạo có giá trị cao và trong thời gian dài” – ông Tạ Hoàng Linh lưu ý.