Tờ Khai Nhập Khẩu Quá Hạn 15 Ngày

Tờ Khai Nhập Khẩu Quá Hạn 15 Ngày

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TỜ KHAI NHẬP KHẨU

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TỜ KHAI NHẬP KHẨU

Thứ 5: Vì sao nhà quản lý cần đẩy mạnh kiểm soát hệ thống tờ khai nhập khẩu?

Quản lý hệ thống tờ khai nhập khẩu trong doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm pháp lý đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành mà đây còn là tấm bản đồ chiến lược quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thương mại nước nhà. Vì sao vậy?

– Trước hết, để nhập khẩu hàng hóa, thông quan và lấy hàng từ cửa khẩu về kho, mỗi doanh nghiệp cần xuất trình tờ khai nhập khẩu để hoàn thiện thủ tục thông quan và đảm bảo thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ kê khai đối với cơ quan Hải quan. Bên cạnh đó, bằng cách đưa ra các thông tin cần thiết, chính xác trên tờ khai nhập khẩu doanh nghiệp có thể tận dụng các ưu đãi thuế, giảm thiểu chi phí thuế từ ưu đãi chính phủ hoặc hiệp định tự do FTA. Từ đó giúp hàng hóa được phân loại đúng, giảm nguy cơ kiểm tra chuyên môn và tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển. Đồng thời, chúng như tấm giấy thông hành giúp doanh nghiệp quản trị uy tín và tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả.

– Ngoài ra, việc đưa ra các thông tin đầy đủ và chính xác còn tạo ra cơ hội tối ưu hóa quá trình kinh doanh bằng cách sử dụng thông tin từ tờ khai nhập khẩu để nắm bắt được xu hướng thị trường, dự báo chi phí và rủi ro, từ đó đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn.

Giải đáp câu hỏi liên quan đến tờ khai nhập khẩu

1.Trường hợp doanh nghiệp nhập sản xuất xuất khẩu từ khu phi thuế quan sẽ áp dụng mã loại hình E31 hay A12? Và chính sách thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra sao?

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất bán hàng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng được tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp nội địa thông qua hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài thì hàng hóa do doanh nghiệp nội địa nhập khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sẽ áp dụng:

+ Tờ khai sử dụng mã loại hình E31 – nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

+ Được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT.

2. Cách xử lý hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành giao dịch nhưng người nhập khẩu tại chỗ chưa mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng

Trong trường hợp nhập khẩu chưa thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ, và được nhưng chi cục hải quan đã xác định được trách nhiệm của người xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ, giao dịch giữa các bên là có thật và đã hoàn thành việc giao nhận hàng hóa thì:

+ Nếu hàng hóa chưa đưa vào sản xuất, tiêu dùng: Doanh nghiệp sẽ được chi cục hải quan nhập khẩu tại chỗ hướng dẫn thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, do có vi phạm thủ tục hải quan, nên doanh nghiệp có thể phải đối mặt với xem xét và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

+ Nếu hàng hóa đã đưa vào sản xuất, tiêu dùng: Doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định do không thực hiện thủ tục đăng ký tờ khai hải quan. Chi cục hải quan nhập khẩu tại chỗ sẽ phối hợp với chi cục hải quan xuất khẩu tại chỗ để xác nhận thông tin từ hồ sơ vụ việc cụ thể và áp dụng thuế và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Đối với tờ khai xuất khẩu tại chỗ chưa có tờ khai nhập khẩu tại chỗ đối ứng, cục hải quan các tỉnh, thành phố sẽ thực hiện nghiêm việc theo dõi để kịp thời phân loại, xử lý các tờ khai xuất khẩu tại chỗ chưa có tờ khai nhập khẩu tại chỗ hoặc các tờ khai xuất khẩu tại chỗ đã có tờ khai nhập khẩu tại chỗ nhưng người xuất khẩu chưa thông báo thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ.

3. Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu từ kho ngoại quan thì sử dụng loại hình nào?

Về việc sử dụng mã loại hình đối với hàng hóa từ kho ngoại quan xuất khẩu đi nước ngoài hoặc vào các khu phi thuế quan và hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu từ kho ngoại quan thì doanh nghiệp sử dụng:

+ Mã loại hình A31 (Nhập khẩu hàng hóa để sửa chữa, tái chế) khi muốn nhập khẩu hàng hóa để tiến hành sửa chữa hoặc tái chế theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL.

+ Mã loại hình B13 (Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu) khi đã nhập khẩu hàng hóa và muốn xuất khẩu nó, doanh nghiệp sử dụng mã loại hình B13.

+ Mã loại hình G13 (Tạm nhập miễn thuế khi sửa chữa, tái chế): Nếu từ ngày 01/06/2021, doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu để thực hiện sửa chữa, tái chế và miễn thuế, họ sử dụng mã loại hình G13 theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ.

+ Mã loại hình G23 (Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế) sau khi sửa chữa, tái chế xong hàng hóa, doanh nghiệp sử dụng mã G23 khi xuất khẩu để tái xuất hàng đã nhập miễn thuế.

Như vậy thông qua bài viết này TACA đã cùng bạn làm bật những điểm quan trọng nhất về tờ khai hải quan mà nhà quản lý, và ban lãnh đạo doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần quan tâm, để từ đó nêu bật giải pháp giúp bạn kiểm soát và quản lý hệ thống kiểm soát tờ khai hải quan một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian chi phí mà vẫn khai thác triệt để lợi ích tiềm năng của FTA. Để giải đáp thêm bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chứng từ hải quan, quy trình, thủ tục thông quan hàng hóa hoặc xử lý các vấn đề kiểm tra sau thông quan (báo cáo quyết toán hải quan, mã HS, trị giá hải quan, rà soát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, xin công văn gửi Tổng cục hải quan…)

Dịch vụ hải quan toàn diện dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hoặc vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586

Taca Import & Export Consulting,

Cuốn sách “15 phút tự học tiếng Hàn mỗi ngày” là cuốn sách tự học giao tiếp tiếng Hàn dành cho những người bận rộn. Với những ai không có đủ thời gian để tham gia các khóa học trực tiếp, cuốn sách này sẽ trở thành người bạn đồng hành đắc lực để bạn thực hành và cải thiện trình độ tiếng Hàn của mình chỉ trong 15 phút mỗi ngày. Cuốn sách chia thành 3 phần với những mẫu câu thông dụng và đáp án, cùng phương pháp học nhanh, nhớ lâu hiệu quả, giúp bạn đạt được mục tiêu học tiếng Hàn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bạn cũng sẽ được học thêm nhiều kiến thức văn hóa Hàn Quốc, giúp bạn tự tin giao tiếp với người Hàn hơn. Để tiện lợi hơn trong quá trình học tập, cuốn sách còn được kết hợp với ứng dụng trên điện thoại của MCBooks, giúp bạn tận dụng mọi khoảng thời gian trống để ôn lại kiến thức và nâng cao kỹ năng nghe. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tự học tiếng Hàn, thì cuốn sách chắc chắn là giải pháp tốt nhất cho bạn.

Thứ nhất: Những trường hợp nào thì doanh nghiệp không phải mở tờ khai hải quan xuất nhập khẩu?

Theo quy định, doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa phải mở tờ khai hải quan để nhập hàng về kho, tuy nhiên sẽ có 4 trường hợp đặc biệt mà doanh nghiệp không phải mở tờ khai hải quan, bao gồm:

– Trường hợp 1: Doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu dịch vụ phần mềm qua phương tiện điện tử như gửi mail, link đường truyền

Điều này đã được quy định tại Điều 16, Khoản 2 của Thông tư 219/2013/TT-BTC. Tuy nhiên, để được áp dụng điều này, cơ sở kinh doanh phải có chứng cứ xác nhận rằng bên mua đã nhận được dịch vụ và phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

– Trường hợp 2: Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa trong khu vực phi thuế quan hoặc ở nước ngoài

Các hoạt động như xây dựng và lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và các hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất, bao gồm lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng (kèm theo bảo hộ lao động như quần áo, mũ, giày, ủng và găng tay), không yêu cầu mở tờ khai hải quan

– Trường hợp 3: Hoạt động mua bán của DNCX (doanh nghiệp chế xuất) và đối tác của đơn vị này

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa dành cho xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, được thành lập và đặt nhà máy, công ty trong khu chế xuất. Đối với doanh nghiệp này, hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu toàn bộ ra nước ngoài. Để trở thành doanh nghiệp chế xuất, cần đăng ký kinh doanh và khai báo với cơ quan Hải quan. Nếu doanh nghiệp bán hàng trong nước, họ sẽ phải thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ theo quy định.

+ Để biết chính xác doanh nghiệp mình có thuộc trường hợp tương đương mà các doanh nghiệp chế xuất và đối tác của họ có thể mở hoặc không cần mở tờ khai hải hay không? Doanh nghiệp có thể tra cứu trong Điều 74 của Thông tư 38/2015/TT-BTC, Khoản 50 Điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC và Mục 11 Công văn 18195/BTC-TCHQ.

+ Trong các trường hợp không cần thực hiện thủ tục hải quan, doanh nghiệp chế xuất cần lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết lượng hàng hóa đưa vào và đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính, đồng thời hoàn thiện chế độ kế toán và kiểm toán để xác định rõ mục đích mua và nguồn hàng hóa.

– Trường hợp 4: Mua bán 3 bên với trường hợp người giao hàng và người nhận hàng cùng 1 quốc gia thì trung gian mua đi bán lại sẽ không cần mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu

Điển hình như: Công ty Việt Nam mua hàng từ công ty A đặt tại Hồng Kông, sau đó yêu cầu công ty HK1 (A) giao hàng cho công ty B (một khách hàng của công ty Việt Nam) tại Hồng Kông (KH2). Trong trường hợp này, công ty Việt Nam không cần mở tờ khai nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Thay vào đó, công ty HK1 (A) sẽ mở tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, bán hàng cho công ty Việt Nam, những địa chỉ giao hàng là KH2. Công ty B (khách hàng của công ty Việt Nam) cũng sẽ mở tờ khai đối ứng nhập khẩu tại chỗ để nhận hàng từ công ty HK1 (A).