Viện Phát Triển Kinh Tế Số Việt Nam (Video)

Viện Phát Triển Kinh Tế Số Việt Nam (Video)

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, phát triển kinh tế số gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo cơ hội bứt phá cho kinh tế đang là một yêu cầu cấp thiết đặt ra.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, phát triển kinh tế số gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo cơ hội bứt phá cho kinh tế đang là một yêu cầu cấp thiết đặt ra.

Singapore hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguyên liệu phần lớn nhập từ nước ngoài.

Sự chuyển mình của nền kinh tế Singapore theo năm tháng

Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

Hệ thống đang trong quá trình nâng cấp.Vui lòng chờ trong giây lát ...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có sứ mệnh mới là CNH, HĐH đất nước thông qua sáng tạo các ứng dụng số, CĐS cho các ngành, các lĩnh vực.

VietNamNet trân trọng giới thiệu phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động” diễn ra tại Quảng Ninh, ngày 11/12/2023.

Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Tháng 12 cũng là dịp kỷ niệm ngày lễ đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số: Ngày Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam 12 tháng 12. Việt Nam đến giờ phút này có lẽ vẫn là nước duy nhất trên thế giới có ngày vinh danh các doanh nghiệp công nghệ số. Xin được chúc mừng các doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam!

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: "Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có khát khao làm rạng danh Việt Nam bằng sản phẩm, công nghệ Việt Nam".Ảnh: Lê Anh Dũng

Diễn đàn là thời điểm chúng ta cùng nhìn lại, tổng kết, đánh giá sự phát triển, tôn vinh các doanh nghiệp công nghệ số tiêu biểu thông qua Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam.

Đây là các sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo và làm ra tại Việt Nam, có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp và chính quyền lên môi trường số, góp phần thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Nhìn lại chặng đường 4 năm vừa qua, từ năm 2019 đến nay, ngành công nghiệp công nghệ số (CNS) Việt Nam đã có những bước phát triển và trưởng thành đáng khích lệ.

Số lượng doanh nghiệp CNS tăng 30%, doanh thu công nghiệp CNS tăng 32%, tỷ trọng Make in Viet Nam của các sản phẩm công nghiệp CNS tăng từ 21% lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài tăng 43%, và chúng ta hiện có tới trên 1.400 doanh nghiệp loại này, với doanh thu đang tiến dần tới mốc 10 tỷ USD.

Năm 2019, chúng ta đã đặt tên, khai sinh ra cộng đồng công nghệ số Việt Nam, với sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam, Sáng tạo tại Việt Nam, Làm ra tại Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Việt Nam không chỉ lắp ráp, gia công mà còn là sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, giải bài toán Việt Nam và đi ra toàn cầu.

Muốn đi xa thì hãy nhớ lấy sứ mệnh ban đầu ấy!

Chủ đề của Diễn đàn năm nay, và cũng tức là chủ đề của năm 2024, là: Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động.

Phát triển kinh tế số (KTS) thì quan trọng nhất là các ứng dụng số, ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) cho các ngành. Vậy ai sẽ là người làm việc này? Đó phải là các nhà mạng, là các doanh nghiệp CNS. Chúng ta có hạ tầng, chúng ta có công nghệ, chúng ta có nhân lực, chúng ta có hiểu biết CĐS, thì chúng ta phải là người sáng tạo ra các ứng dụng CĐS cho các ngành để bán cho họ. Mấy năm qua, chúng ta để việc này cho các ngành tự làm và vì vậy, sự phát triển CĐS rất chậm.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy đi vào các ngành, các lĩnh vực để sáng tạo các ứng dụng số, giúp CĐS, phát triển KTS cho các ngành và lĩnh vực này. Đây cũng chính là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Phát triển ứng dụng số cho các ngành thì cũng chính là sáng tạo sản phẩm, cũng chính là Make in Viet Nam. Các nhà mạng, các doanh nghiệp CNS phải coi đây là hoạt động nghiên cứu phát triển. Nhà mạng China Mobile của Trung Quốc một năm chi tới 4 tỷ USD để phát triển các ứng dụng, các Use Case, cho các ngành công nghiệp. Họ đã phát triển được trên 30.000 ứng dụng 5G công nghiệp, và doanh thu hàng năm của China Mobile vì thế mà tăng trên 10%. Thị trường các ứng dụng 5G sẽ đạt 670 tỷ USD vào năm 2025, tức là giúp cho doanh thu nhà mạng tăng tới 50% so với năm 2020.

Chip 5G do Viettel nghiên cứu, phát triển.

Vậy thì, hàng chục nghìn doanh CNS Việt Nam hãy đi vào các ngành, các lĩnh vực để sáng tạo các ứng dụng số, giúp CĐS, phát triển KTS cho các ngành và lĩnh vực này. Và đây cũng chính là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Doanh nghiệp CNS Việt Nam từ nay có một sứ mệnh mới là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thông qua sáng tạo các ứng dụng số, CĐS cho các ngành, các lĩnh vực.

Sáng tạo các ứng dụng số để phát triển kinh tế số cũng chính là cách để tăng năng suất lao động của các ngành. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Phát triển KTS các ngành cũng chính là cách để tăng năng suất lao động (NSLĐ) của các ngành này. Việt Nam chúng ta nhiều năm nay đều không đạt mục tiêu tăng NSLĐ, thì nay, lời giải của chúng ta về vấn đề nan giải này là sáng tạo các ứng dụng số để phát triển KTS các ngành.

Năm 2024 sẽ là năm thương mại hoá, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng số công nghiệp.

Năm 2024 còn là năm phát triển AI, nhất là AI hẹp, tạo ra các ứng dụng AI cho từng lĩnh vực, các AI công nghiệp. Tôi xin nói một chút về AI hẹp.

AI hoạt động được là khi con người chỉ ra cho nó một mục đích, một số nguyên tắc nhất định. Nếu không có hai cái này thì AI sẽ đứng yên. Con người thì lại có thể chỉ ra các mục đích khác nhau, ra các nguyên tắc khác nhau, trong các bối cảnh khác nhau, để giải quyết những vấn đề khác nhau. Đó là chưa nói đến việc con người còn quyết định đưa cho AI những dữ liệu gì, thuật toán gì và cách mà chúng ta dạy nó. Vậy là công việc của con người sẽ tập trung đúng vào việc của con người hơn, đó là nuôi dạy đứa con AI, rồi hướng nó vào đâu, mục tiêu gì, định hướng nào, để nó giúp việc cho chúng ta.

Ứng dụng AI hẹp, AI công nghiệp sẽ mang lại hiệu quả nhanh, giúp tăng năng suất lao động, thông minh hoá nguồn nhân lực, lại ít nguy cơ.  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Rồi sẽ đến lúc mỗi người có một trợ lý ảo của riêng mình, trợ lý ảo này không chỉ là tri thức của nhân loại mà còn mang bản sắc của cá nhân mỗi người. Và trợ lý sẽ vẫn mãi là trợ lý, trừ khi con người tự từ bỏ vai trò làm chủ của mình. Ứng dụng AI hẹp, AI công nghiệp sẽ mang lại hiệu quả nhanh, giúp tăng năng suất lao động, thông minh hoá nguồn nhân lực, lại ít nguy cơ. Vậy thì hãy bắt đầu trước và rất nhanh từ các ứng dụng AI hẹp.

Năm 2024 cũng là năm đầu tiên chúng ta thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn.

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, và không chỉ có vậy, nó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30-50 năm tới. Một khi loài người còn phát triển dựa trên thông tin, dựa trên dữ liệu như một yếu tố đầu vào của sản xuất, thì việc xử lý dữ liệu, tức là chip bán dẫn, sẽ tiếp tục là trọng yếu. Nhu cầu về xử lý dữ liệu sẽ không khác gì nhu cầu về điện, nước. Một số quốc gia đã đưa ra khái niệm Computing Utility, tức là hạ tầng tính toán.

Lợi thế căn bản nhất của chúng ta là người Việt Nam có gen về STEM (toán, kỹ thuật, công nghệ và khoa học). Mà STEM là căn bản của công nghệ bán dẫn, của thiết kế chip. Trong các lợi thế thì lợi thế gen là quan trọng nhất, chắc cũng không kém lợi thế về địa chính trị. Từ lợi thế nhân lực sẽ ra các lợi thế khác. Từ trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn sẽ dẫn tới trung tâm toàn cầu về công nghiệp bán dẫn.

Dây chuyền sản xuất tại Tổ hợp Công nghệ Công nghiệp Hoà Lạc của VNPT Technology. Ảnh: Nhật Minh

Chúng ta phát triển công nghiệp bán dẫn thì nên nhìn nó trong một ngữ cảnh lớn hơn, một bức tranh lớn hơn. Nếu nói về thị trường thiết kế chip bán dẫn thì chỉ có 60 tỷ USD, nếu nói cả ngành công nghiệp bán dẫn thì là 600 tỷ USD, nhưng ngành công nghiệp điện tử thì trên 3.000 tỷ USD, còn ngành công nghiệp chuyển đổi số thì trên 20.000 tỷ USD, tức là lớn hơn 30 lần ngành công nghiệp bán dẫn.

Phát triển công nghệ bán dẫn cũng là cơ hội để Việt Nam dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà (như thiết bị điện tử tiêu dùng, thiết bị điện tử y tế, thiết bị điện tử công nghiệp,...), nhất là khi ngành này đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang thiết bị điện tử AI, thiết bị IoT. Công nghiệp bán dẫn cũng là cốt lõi của công nghiệp CĐS. Công nghiệp CĐS là thị trường lớn nhất của chip bán dẫn. Việt Nam với 100 triệu dân là một thị trường lớn, lại đang ở giai đoạn phát triển nhanh, công nghiệp hoá nhanh, CĐS nhanh, tiêu dùng điện tử nhiều, nên sẽ là một bối cảnh thuận lợi cho công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam phải tiến tới một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, không chỉ là một vài công đoạn. Chỉ có một chuỗi cung ứng quốc gia đầy đủ thì mới đáp ứng được tốc độ nhanh và giá thành thấp. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Công nghiệp bán dẫn là một chuỗi cung ứng, một hệ sinh thái có tính toàn cầu. Chúng ta sẽ phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam trong một hệ sinh thái trong nước và toàn cầu. Vừa có tự chủ, vừa có hợp tác quốc tế. Nhưng Việt Nam vẫn phải tiến tới một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, không chỉ là một vài công đoạn. Công nghệ số đang thay đổi rất nhanh, có thể còn nhanh hơn. Chỉ có một chuỗi cung ứng quốc gia đầy đủ thì mới đáp ứng được tốc độ nhanh và giá thành thấp.

Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường, thịnh vượng.

Việt Nam là nước có mật độ doanh nghiệp CNS rất dày. Họ khát khao làm ra sản phẩm Việt Nam. Họ khát khao đi ra chinh phục thế giới, làm rạng danh Việt Nam bằng sản phẩm Việt Nam, bằng công nghệ Việt Nam.

Họ cũng rất mong muốn Chính phủ, các bộ ngành và địa phương giao cho họ những nhiệm vụ lớn hơn để chuyển đổi quốc gia, để CNH, HĐH đất nước, họ có đủ năng lực để làm những việc đó. Chỉ có những việc lớn, khát vọng lớn mới giúp tạo ra những doanh nghiệp lớn của Việt Nam.

Doanh nghiệp CNS Việt Nam nguyện sẽ mang hết sức mình để biến Việt Nam thành một quốc gia công nghệ, sáng tạo công nghệ và tiêu dùng công nghệ, dùng công nghệ để hiện thực hoá khát vọng hùng cường, thịnh vượng, và không chỉ có vậy, mà còn biến Việt Nam thành một trung tâm công nghệ số toàn cầu. Sản phẩm CNS Việt Nam sẽ góp phần tạo nên thương hiệu Việt Nam, đóng góp cho sự thịnh vượng của nhân loại.

Nguồn https://vietnamnet.vn/bo-truong-nguyen-manh-hung-phat-bieu-tai-dien-dan-phat-trien-cong-nghe-so-2225801.html

Để duy trì sự tăng trưởng của kinh tế số trong nền kinh tế, Việt Nam cần có đột phá mới.

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện thu về hơn 4,4 tỷ USD, tăng 50,6% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện cán mốc 22,5 tỷ USD, tăng 11,6% so với 5 tháng năm 2023.

Bên cạnh “phần cứng”, Việt Nam hiện có trên 1.500 doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, với doanh thu ước đạt khoảng 7,5 tỷ USD. Doanh thu thị trường xuất khẩu nước ngoài đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Xuất khẩu “phần cứng” và “phần mềm” là kết quả của chiến lược phát triển kinh tế số, chuyển đổi số mà Việt Nam khởi xướng từ nhiều năm trước. Đến nay, Việt Nam không chỉ là điểm đến của các nhà sản xuất công nghiệp công nghệ số như Samsung, LG, Intel…, mà còn là sự lựa chọn cho làn sóng bán dẫn mới.

Nếu như năm 2019, kinh tế số mới đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam khoảng 5%, với 12 tỷ USD, thì đến năm 2023, kinh tế số đóng góp tới 16,5% GDP, đạt tốc độ tăng trưởng hơn 19%/năm. Mục tiêu năm 2024, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông đạt 140 tỷ USD.

Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng, đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm trên 20% GDP cả nước, tăng trưởng 20 - 25%/năm, gấp 3 lần tăng trưởng GDP. Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

Năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu là năm phát triển kinh tế số, với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số. Đó là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ, để phát triển ngành công nghiệp CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định 154/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu CNTT tập trung để tạo điều kiện phát triển các khu CNTT tập trung, đặc biệt tại các địa phương có nguồn nhân lực tốt, hạ tầng năng lượng xanh, tái tạo và có điều kiện giao thông, du lịch thuận tiện.

Đồng thời, nghiên cứu xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số để công nghiệp CNTT trở thành ngành công nghiệp nền tảng. Thúc đẩy đào tạo các nhóm ngành mới (vi mạch, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu) phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển trên thế giới.

Về dữ liệu, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất, mỗi bộ, ngành, địa phương lựa chọn xây dựng 3-5 bộ dữ liệu (dataset) chất lượng cao. Mỗi ngành kinh tế lựa chọn và công bố 5 kịch bản khai thác, sử dụng dữ liệu nhằm tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

Về quản trị số, Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai xây dựng 3 trợ lý ảo. Trong đó, trợ lý ảo lập pháp để phát hiện những mâu thuẫn khi làm văn bản pháp luật; trợ lý ảo hỗ trợ hành pháp hỗ trợ cán bộ, công chức thực hiện công việc theo quy định; trợ lý ảo hỗ trợ pháp lý cho người dân trả lời các câu hỏi liên quan đến pháp luật, đến các quy định của Nhà nước.

Làn sóng tiếp theo của kinh tế số

Tại cuộc họp mới đây của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Chính phủ xác định, năm 2024 là năm bứt phá trong thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Nhiệm vụ tập trung hiện nay là thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, như phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số. Đặc biệt, chú trọng 3 đột phá chiến lược, gồm thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng.

Liên quan ngành, lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế số mới trong tương lai gần, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT chia sẻ, để khai thác tiềm năng chuyển đổi số - chuyển đổi xanh, tạo ra phát triển kép về cả kinh tế số và kinh tế xanh, Việt Nam cần đi tiên phong phát triển các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, xe điện thông minh trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Cần tập trung nhân lực, tài chính cho những lĩnh vực công nghệ trọng điểm này.

Ông Cấn Văn Lực, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, với kinh tế số, chúng ta cần nhất quán quan điểm là “cân bằng giữa cởi mở và kiểm soát rủi ro”. Tư tưởng “cởi mở” là cần thiết mới có thể kiến tạo phát triển kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội, thậm chí là tiên phong trong một số lĩnh vực… Tuy nhiên, cũng cần kiểm soát rủi ro, nhất là CNTT, an ninh mạng, thông tin - dữ liệu... Trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều lợi ích to lớn, nhưng cũng có nhiều rủi ro, nên châu Âu đang chuẩn bị có đạo luật về trí tuệ nhân tạo và Trung Quốc cũng đang nghiên cứu để sớm ban hành.

Còn theo ông Matthew Francois, chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số của Hãng McKinsey & Company, các lĩnh vực kinh tế số có thể mang lại lợi ích cho Việt Nam, như giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng góp phần thúc đẩy kinh tế số; chuyển đổi số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, tài chính, được thúc đẩy bởi hạ tầng số. Đây là cơ hội để Việt Nam sử dụng chuyển đổi số nhằm thúc đẩy năng suất sản xuất, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia; thúc đẩy kỹ năng số làm tăng năng suất lao động, tạo ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đang trình Thủ tướng Chính phủ ra một chỉ thị về những đột phá chuyển đổi số các ngành, các cấp. Chuyển đổi số là toàn dân, toàn diện, nên cần có bước đột phá. Chuyển đổi số sẽ không thành công nếu người đứng đầu các cấp không trực tiếp làm ít nhất một dự án chuyển đổi số có tính nền tảng.

“Chuyển đổi số là lựa chọn chiến lược, là con đường đưa Việt Nam đến hùng cường, thịnh vượng. Qua gần 4 năm, chúng ta đã nhìn ra con đường, đã nhìn ra cách tiếp cận, đã hành động mạnh mẽ, đã có những kết quả bước đầu. Bây giờ là lúc phải hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tạo ra các kết quả thiết thực hơn, toàn diện hơn cho người dân. Các nước cũng đang chuyển đổi số mạnh mẽ, nếu chúng ta không quyết liệt hơn, không có cách làm sáng tạo hơn, không liên tục đi đầu, thì sẽ lại là nước đi sau, tụt lại phía sau và giấc mơ về một Việt Nam hùng cường sẽ lại tiếp tục là giấc mơ”, ông Hùng nhấn mạnh.

Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản. Sự can thiệp của chính phủ vào vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa. Singgapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng điện tử và hóa chất và dịch vụ là nguồn cung cấp chính cho thu nhập kinh tế và mua được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hàng chưa gia công mà trong nước không có. Do vậy có thể nói Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công và chế biến chúng để xuất khẩu. Singapore cũng có một hải cảng chiến lược, có thể cạnh tranh với các nước láng giềng để thực hiện các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu. Thành phố hải cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hong Kong và Thượng Hải Thêm vào đó, thành phố hải cảng của Singapore có cơ sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động có tay nghề cao nhờ các chính sách giáo dục của đất nước trong việc đào tạo kỹ nghề cho công nhân, nó cũng là nền tảng cho việc phát triển kinh tế của đất nước.