Không ít gia đình lục đục vì vợ kiếm tiền nhiều hơn chồng - Ảnh: The Simple Sum
Không ít gia đình lục đục vì vợ kiếm tiền nhiều hơn chồng - Ảnh: The Simple Sum
Một trong hai gia đình này đã lấy nhau 8 năm, người vợ độc lập, kiếm ra tiền và nắm kinh tế chính.
"Vấn đề ở chỗ chồng ngày càng ì ra. Mọi chi tiêu, sinh hoạt phí, lo nội ngoại đều mình lo hết. Càng ngày sự chênh lệch về kinh tế, tư duy dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình" - người vợ kể.
Vì người chồng thu nhập thấp, thậm chí không có, nên hay nổi cáu, tự ái, không giữ được bình tĩnh với các con, mặc dù vợ nhận là tuýp "sống về tình cảm", chỉ cần chồng ân cần chăm sóc hỏi han vài câu đã thấy được an ủi. "Nhưng không, chồng lại tính cục mịch và không tinh tế, càng ngày càng hơn thua và ỉ lại mọi việc".
Ở gia đình còn lại, hai vợ chồng kinh tế độc lập nhưng gần đây chồng mất việc, từ đó nảy sinh những mâu thuẫn. Người vợ lại bất ngờ mang thai lần thứ 2 và khi nghỉ việc sinh con thì cũng sẽ mất việc.
Chồng muốn đưa vợ con về quê sống cùng cha mẹ. Khi đó, người vợ từ độc lập kinh tế như hiện nay thành người phụ thuộc. Còn người chồng không chịu tìm việc mới ở đô thị nơi gia đình đang sống.
Ở cả hai gia đình này, cái người ta nhận ra là dù vợ đang kiếm nhiều tiền hơn nhưng họ vẫn muốn giữ gia đình, nhất là khi chồng không có tính xấu, chỉ là "ì" thôi.
Như cách người vợ kể, họ không lấn lướt chồng, dù họ muốn chồng ân cần hơn, chu đáo hơn, nhất là trong thời điểm nhạy cảm của gia đình: vợ mang thai, vợ là chủ lực kinh tế và dĩ nhiên là mệt mỏi hơn chồng.
Nhưng người chồng (dưới con mắt người vợ) khi đã kiếm không ra tiền hoặc kiếm ít hơn, họ lại tệ hơn hồi còn kiếm ra tiền.
Có phải do anh ấy thấy lép vế, hay thấy điều gì làm anh ấy muốn bùng nổ, muốn bực, muốn hét to... Trong khi vợ - lúc này là chủ lực - lại nghĩ rằng cô ấy đã nhường nhịn rồi còn muốn gì nữa? Cô ấy tốt, còn chồng phải thay đổi.
Anh em có thể xăm hình gia đình 4 người ở những vị trí theo sở thích. Sau đây, tôi sẽ gợi ý những vị trí xăm hình để có được tác phẩm xăm đẹp mắt nhất:
Trong câu chuyện thứ nhất, người vợ chọn cách thỉnh thoảng đi du lịch một mình để "chữa lành", tránh không khí gia đình ngột ngạt. Nhưng về nhà, cô lại đối diện với người chồng móc máy "tiền của em, em muốn tiêu gì thì tiêu" và lại tiếp tục chuỗi ngày ngột ngạt, vì vấn đề gốc rễ căn cốt vẫn ở đó chưa được giải quyết.
Theo truyền thống của chúng ta và ở mọi nơi, và như người vợ của gia đình thứ 2 trong bài này mong mỏi, "kiểu" gia đình cô ấy muốn là kinh tế chồng kiếm được nhiều hơn một chút, việc nhà vợ làm nhiều hơn một chút, con cái thì vợ tâm tình, chồng uốn nắn. Nhưng đời thực mà cô ấy đang gặp lại là chồng mất việc, vợ gánh vác chi tiêu và đang nảy sinh bất hòa.
Nhưng không lẽ cứ chồng kiếm nhiều tiền hơn gia đình mới hạnh phúc? Trong hoàn cảnh vợ là "nóc nhà" thực sự, nhưng cả hai người vợ này không muốn phải chia tay. Họ muốn chồng trở lại vai trò, dù không cần kiếm nhiều tiền hơn nhưng phải có nỗ lực hơn, phải xứng đáng vai trò của người đàn ông trong gia đình, là trụ cột thực sự dù lúc này anh không phải trụ cột kinh tế.
Hình như đàn ông có cái tự ái nào đó (có phải như thế không), mà khi vợ kiếm hơn thì anh ấy tự ái, có khi lại nặng nề với vợ? Còn người vợ có khi nào buông những lời khó nghe để chồng thấy mình đang bị vợ chê, mình đang phải nhờ vợ, và từ đó mới thốt ra những lời móc mỉa "tiền của em, em tiêu gì tùy em"?
Một chuyên gia tâm lý chia sẻ, lúc này chính là lúc yếu đuối của người chồng. Người vợ (dù mệt mỏi) vẫn phải chia sẻ và đồng hành, cùng anh ấy vượt qua.
Nếu anh ấy chưa đủ kỹ năng để tìm việc mới thì nên đăng ký thêm khóa học. Với sự năng động của người vợ, hãy bàn bạc với chồng trên cơ sở trân trọng, tìm hướng đi mới cho chồng và cũng là gìn giữ gia đình.
Cuộc đời còn dài, lúc này vợ kiếm nhiều hơn, nhưng sau này chồng kiếm nhiều hơn, có thể lắm.
Còn bạn, nhà bạn ai kiếm tiền hơn và cách làm thế nào để giữ gìn hạnh phúc? Mời bạn gửi chia sẻ với chúng tôi và góp ý với hai gia đình này về hòm thư [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.
Đây là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Với chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”, Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 góp phần nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về vai trò, vị trí của công tác gia đình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là dịp để các địa phương giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác gia đình, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tôn vinh giá trị truyền thống nhân văn sâu sắc của gia đình; khuyến khích, động viên các gia đình rèn luyện, học tập góp phần xây dựng gia đình văn hóa, xã hội văn minh. Ngày hội là dịp để các gia đình, địa phương chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng tổ ấm, nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục con trẻ, góp phần xây dựng, hoàn thiện “hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình và hệ giá trị con người Việt Nam trong tình hình mới”. Trong đó, có thể kể đến triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam”. Triển lãm giới thiệu những câu trích dẫn, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi các gia đình tiêu biểu; nghị quyết và chỉ thị của Đảng về công tác gia đình.
Trưng bày chuyên đề “Truyền thống văn hóa gia đình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” giới thiệu nhiều hình ảnh ấn tượng về gia đình, truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc trong phát triển kinh tế, nghề thủ công truyền thống, chăm sóc, nuôi dạy con cái và ứng xử.
Trưng bày hình ảnh “Nét đẹp trong văn hóa gia đình Việt Nam”, phản ánh nét đẹp trong sinh hoạt đời thường của các gia đình trên khắp mọi miền đất nước. Các tác phẩm phản ánh đậm nét về hoạt động sinh hoạt gia đình với tình yêu thương, hòa thuận, hạnh phúc, vui vẻ, đầm ấm của các thành viên; sự hiếu thảo, ngoan hiền của con cháu với ông bà, cha mẹ, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình cũng như nét đẹp trong việc cưới, lễ hội, văn hóa nơi công cộng... Bên cạnh đó còn có phần trưng bày ảnh chủ đề “Mẹ yêu con” với những bức ảnh về tình mẫu tử đời thường ấm áp và đầy yêu thương ở các bản làng xa xôi, nơi rẻo núi cao mờ sương cho đến đồng bằng đông đúc.
Dịp này, Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh phối hợp thực hiện trưng bày chủ đề “Phụ nữ với gia đình biên cương và hải đảo”. Trưng bày gồm nhiều hình ảnh, tài liệu hiện vật trong cuộc sống gia đình nơi biên cương, hải đảo, góp phần khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng hạnh phúc gia đình.
Khu vực trưng bày triển lãm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Yên Bái, Sơn La, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định, Đắk Lắk, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu giới thiệu những nét đẹp văn hóa trong gia đình của các tỉnh, thành phố; công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; công tác phụ nữ và bình đẳng giới; bảo vệ chăm sóc trẻ em và người cao tuổi…
Ngoài ra còn có triển lãm tranh, ảnh liên quan đến công tác gia đình (Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3; Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình); giao lưu, gặp mặt chủ đề “Yêu thương, chia sẻ”; Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Niềm vui gia đình” của các gia đình tiêu biểu Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh, thành phố lân cận.
Dự kiến Lễ khai mạc “Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024” sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 25/6/2024. Ngày hội gia đình thành phố Hải Phòng: ngày 26/6/2024. Giao lưu, gặp mặt cùng thần tượng với chủ đề “Yêu thương, chia sẻ”: ngày 27/6/2024. Chương trình Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Niềm vui gia đình” của các gia đình tiêu biểu Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh lân cận: ngày 27/6/2024. Tổng kết, Bế mạc “Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024” và Dạ hội “Vũ điệu hạnh phúc”: 19h30 ngày 28/6/2024.
Hình xăm gia đình 4 người mang đến sự ấm áp, hạnh phúc. Hình xăm này mang đến giá trị nghệ thuật và những ý nghĩa sâu sắc với mỗi cá nhân. Anh em hãy cùng khám phá những hình xăm gia đình 4 người đặc sắc qua bài viết này.