Làm Mô Hình Trường Em Lớp 5

Làm Mô Hình Trường Em Lớp 5

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Chuyển đổi số trong kinh doanh F&B

Thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với những thay đổi phi thường, trong đó công cuộc chuyển đổi số rộng khắp trên mọi lĩnh vực đóng vai trò nền tảng và là động lực chủ đạo. Trong đó, kinh doanh F&B được xem là một trong những ngành có tốc độ chuyển đổi số rất nhanh tại Việt Nam. Hầu hết các cơ sở kinh doanh F&B hiện nay đều đã thay đổi phương thức bán hàng, chuyển từ kinh doanh offline, bán hàng tại chỗ, sang kinh doanh online và tích hợp đa kênh.

Bên cạnh đó, marketing online cũng dần trở thành một xu hướng mới “chiếm lĩnh” thị trường và hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Có thể thấy, hầu hết các nhà hàng, quán cà phê hoặc ngay cả các quán ăn bình dân cũng đầu tư lập Fanpage, website cũng như xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng cho hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài ra, việc áp dụng các giải pháp công nghệ, các thiết bị điện tử như phần mềm bán hàng, máy POS bán hàng, thanh toán không tiếp xúc, đặt – giao hàng trực tuyến,… cũng ngày càng phổ biến trong ngành F&B. Theo một khảo sát ngành vào năm 2022, có tới 82,8% doanh nghiệp F&B đã tiến hành chuyển đổi số, trong đó nhiều nhất là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Những chủ quán tham gia khảo sát cho biết, chuyển đổi số giúp họ rất nhiều trong việc giữ chân khách hàng hiệu quả, đồng thời có thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường F&B, từ đó tạo tiền đề để phát triển doanh thu.

Những mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B dự đoán sẽ là trào lưu năm 2023

Nhượng quyền thương hiệu F&B đang là một từ khóa rất “hot” trên thị trường hiện nay bỏi nó được định nghĩa là một mô hình đầu tư “vốn ít, lời nhiều” và ai cũng có thể làm được. Doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền sẽ có lợi thế về nguồn nhân lực và giải quyết được các bài toán về nghiên cứu, quản lý, vận hành ngay từ đầu. Tuy nhiên, kinh doanh nhượng quyền thường đi kèm với một ràng buộc về tài chính, có thể là một khoản chi phí, cũng có thể là phân chia doanh thu, lợi nhuận cửa hàng theo phần trăm.

Theo thống kê, mô hình kinh doanh nhượng quyền có tốc độ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây và hứa hẹn sẽ tiếp tục “bùng nổ” trong thời gian tới. Một số cái tên điển hình áp dụng mô hình kinh doanh này có thể kể đến như McDonald, Highlands Coffee, KFC, ToCoToCo,… Đây đều là những cái tên “đình đám” trong ngành F&B Việt Nam, đồng thời là những “minh chứng sống” cho sự thành công của mô hình kinh doanh nhượng quyền tại thị trường Việt Nam.

Xem thêm: 5 “cửa sáng” để chủ đầu tư tránh khỏi khủng hoảng nhượng quyền thương hiệu F&B

Trong nhịp sống vội vã của xã hội hiện đại, nhóm khách hàng mua mang đi ngày càng phát triển và gia tăng số lượng một cách nhanh chóng so với trước đây. Lý do là bởi cuộc sống ngày nay ngày càng bận rộn, người trẻ không có nhiều thời gian nên họ ngày càng ưu tiên các hoạt động mua sắm nhanh gọn, tiện lợi để tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, đại dịch vừa đi qua cũng tạo cho người tiêu dùng thói quen mua đồ ăn mang đi để giữ an toàn, đồng thời chủ động hơn trong quá trình mua hàng.

Phát triển cùng với xu hướng đó, hàng loạt các thương hiệu phục vụ tại chỗ đã mở thêm những điểm bán nhỏ chỉ phục vụ take-away, hoặc các thương hiệu chủ bán online đã mở thêm các cửa hàng để khách hàng có thể đến mua mang đi. Một ví dụ điển hình của mô hình này có thể kể đến Phúc Long Coffee & Tea với các cửa hàng mini được triển khai dưới hình thức xe đẩy, kiosk ngoài đường, kiosk tích hợp với Winmart. Rồi một số cái tên khác phải kể đến như Ông Bầu Coffee, Highlands Coffee, The Coffee House,…

Việc các thương hiệu nổi tiếng ngành F&B liên tục triển các gian hàng kiosk là minh chứng cho thấy mô hình này không phải giải pháp nhất thời mà đã trở thành xu hướng tất yếu trước sự thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho tới những doanh nghiệp lớn hay cả những hộ kinh doanh gia đình cũng đều có thể áp dụng mô hình này.

Ưu tiên sản phẩm healthy, tốt cho sức khỏe

Báo cáo mới nhất của Mintel chỉ ra rằng phần lớn người tiêu dùng đang có xu hướng ưu tiên chi tiền nhiều hơn với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, từ giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát, mọi người lại càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về sức khỏe và cẩn trọng hơn trong các hoạt động ăn uống. Khách hàng giờ đây ưu tiên sử dụng những thực phẩm hữu cơ lành mạnh, ít calo hơn, thay vì lựa chọn thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán ngập dầu mỡ. Chính điều này đã tạo nên sự thay đổi to lớn trong ngành F&B, hình thành nên các xu hướng ăn uống healthy.

Một số những hot trend ăn uống nổi lên từ xu hướng healthy trong năm nay có thể kể đến như các loại bánh ăn kiêng, trà gạo lứt, trà thảo mộc, trà sữa keto bánh trung thu healthy hay bánh ngọt ít đường,.. Có thể nói, xu hướng này ra đời vừa mở ra cơ hội mới vừa là thách thức lớn đối với những người làm kinh doanh trong ngành F&B. Bởi lẽ, đây là một ngách kinh doanh vô cùng tiềm năng, có lợi nhuận cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi thương hiệu phải nhanh nhạy “bắt trend” để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Theo nhiều chuyên gia trong ngành, thực phẩm lành mạnh vẫn sẽ tiếp tục là xu hướng được nhiều người quan tâm trong năm 2024. Do đó, những người mới trong ngành có thể tận dụng cơ hội này để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và nhanh chóng kiếm được lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình.

Xem thêm: Xu hướng Healthy Eating đã thay đổi mô hình kinh doanh nhà hàng như thế nào?

Chị Hoàng Khánh Hòa, một bà mẹ trẻ đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Missouri - Columbia, Mỹ, chia sẻ những trải nghiệm về một số mô hình hỗ trợ nuôi dạy và chăm sóc trẻ em trong cộng đồng nơi chị ở. Có những mô hình tại Mỹ có thể áp dụng tại Việt Nam.

Chị Kristin đang kiểm tra phản xạ của bé - Ảnh do tác giả cung cấp

Cựu ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton có một nhận xét rất nổi tiếng khi bà dùng một ngạn ngữ của châu Phi để nói về vấn đề chăm sóc trẻ em: It takes a village to raise a child - việc nuôi dạy một đứa trẻ cần tới cả một cộng đồng, hay nói rộng ra là cả xã hội, chứ không chỉ gói gọn trong một gia đình. Điều này có thể thấy rất rõ trong xã hội Mỹ.

Ở Mỹ, việc chăm sóc nuôi dạy trẻ em không chỉ phụ thuộc vào bản thân bố mẹ mà còn có rất nhiều hoạt động hỗ trợ do các tổ chức của chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và cá nhân đứng ra quản lý, đáp ứng từ những nhu cầu cấp thiết nhất như tã bỉm hằng ngày cho tới việc chăm sóc giúp đứa trẻ có được sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Trong bài này tôi muốn giới thiệu tới các bạn một số mô hình hỗ trợ nuôi dạy và chăm sóc trẻ em mà tôi đã trải nghiệm khi ở tiểu bang Missouri.

Parents As Teachers, viết tắt là PAT, là chương trình tới thăm các gia đình (home visiting) có con nhỏ từ 0 đến 5 tuổi. Chương trình này triển khai lần đầu tiên ở tiểu bang Missouri năm 1981 và sau hơn 30 năm, PAT đã trở thành chương trình cấp liên bang và quốc tế, hoạt động ở 50 tiểu bang của nước Mỹ và 5 quốc gia khác.

Với phương châm bố mẹ là những người thầy của con, chương trình cung cấp cho bố mẹ các kiến thức căn bản và khoa học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ để bố mẹ có thể áp dụng và giúp trẻ phát triển các kỹ năng, đặc biệt là hai kỹ năng đọc và viết.

PAT là chương trình hoàn toàn miễn phí và tự nguyện. Các gia đình có thể đăng ký từ giai đoạn mang thai cho tới khi trẻ được 5 tuổi.

Ngoài gặp gỡ với tư vấn viên của PAT hằng tháng, các bố mẹ cũng có thể tham gia các lớp học theo chủ đề, hoặc đăng ký mượn đồ chơi và sách tại thư viện của chương trình. Ngân sách hoạt động của PAT đến từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ quỹ phát triển giáo dục của bang và liên bang, ngoài ra là từ các tổ chức của địa phương và cá nhân…

Để các bạn hình dung rõ hơn PAT hoạt động thế nào, tôi chia sẻ câu chuyện của gia đình tôi với cô Kristin.

Mỗi tháng một lần, Kristin sẽ đến thăm gia đình tôi để trao đổi về việc chăm sóc bé Anna. Lần gặp đầu tiên khi Anna được 2 tuần tuổi. Kristin hỏi thăm về quá trình sinh em bé của tôi và hỏi xem hai tuần vừa qua tôi có gặp khó khăn gì không, có bị trầm cảm sau sinh không. Cô cũng tỏ ra rất vui khi biết mẹ đẻ của tôi từ Việt Nam qua giúp và cũng không ngại chia sẻ về quá trình sinh hai đứa con trai của cô.

Sau phần hỏi thăm, Kristin giới thiệu cho tôi một số tài liệu liên quan tới việc chăm sóc trẻ sơ sinh, một số lớp học chăm sóc trẻ mà PAT cung cấp trong các tháng tới.

Tôi hỏi Kristin một số thắc mắc về việc chăm sóc bé và cô rất nhiệt tình giải đáp. Cô nhắc tôi tập cho bé nằm sấp để sớm cứng cổ, hay bế đứng bé lên và vỗ vào lưng cho bé ợ sau khi ăn. Những động tác này khiến mẹ tôi ngạc nhiên vì bà chưa thấy mọi người ở nhà áp dụng bao giờ. Kristin cũng dặn là lúc này thị giác của bé còn rất kém, chỉ nhìn trong khoảng cách 30 cm và nhìn rõ nhất hai màu trắng đen. Cô đưa một cái hình mặt cười dán vào cái đĩa giấy với một cái tay cầm như cái quạt nan, bảo trong giờ chơi của bé thì cầm cái quạt này đưa từ trái sang phải rồi phải qua trái để xem mắt bé có nhìn theo không. Đây là một bài tập căn bản để theo dõi thị lực của trẻ.

Đến lần gặp thứ hai, khi Anna đã được 1 tháng rưỡi. Kristin tiếp tục cung cấp các thông tin cần thiết cho mẹ trong giai đoạn này. Vẫn tiếp tục trò chơi hình đen trắng, cộng thêm việc kích thích thính giác bằng cách đặt vào chân bé 1 cái hộp rỗng, bên trong cho một số thứ nho nhỏ như hạt đậu khô, đồ chơi bằng nhựa để mỗi khi bé đạp vào gây ra tiếng động. Điều này kích thích não bộ của trẻ hoạt động nhiều hơn do phải gắn kết hai luồng thông tin “đạp chân” và “tiếng động”. Kristin không quên hỏi xem tôi có gặp vấn đề gì không và cung cấp thông tin để giúp tôi tìm câu trả lời.

Mặc dù tôi biết khá nhiều thông tin về việc chăm sóc trẻ qua tìm hiểu trên mạng và sách báo, việc gặp Kristin đã giúp tôi củng cố các thông tin này và tự tin hơn trong việc nuôi con, áp dụng các trò chơi có ích cho con.

Kristin cũng giống như một người chị, một người bạn có kinh nghiệm mà các bà mẹ có thể tin cậy. Cô không ngại cho tôi số điện thoại di động để có thể nhắn tin, gọi điện bất cứ lúc nào nếu cần. Điều này khá là đặc biệt vì đa phần người Mỹ rất rạch ròi giữa công việc và cá nhân, họ chỉ cung cấp số di động cho những người thân quen mà thôi. Có lẽ là Kristin không cho rằng công việc cô đang làm là một thứ “business” (công việc kinh doanh). Những người mà cô tới thăm đều là những người bạn của cô và điều cô mong muốn là giúp được họ càng nhiều càng tốt, tất nhiên là trong phạm vi mà PAT cho phép.

My life clinic (MLC) là một tổ chức địa phương chuyên về tư vấn sức khỏe sinh sản, đặc biệt là các trường hợp nạo phá thai. Đối tượng mà MLC nhắm tới là các cô gái trẻ, bà mẹ đơn thân, và các gia đình thu nhập thấp. MLC cũng giúp các cô gái không may lỡ làng có ý định cho con nuôi tìm được người nhận con nuôi phù hợp. Các bà mẹ thì có thể tới tham gia các lớp học về sinh sản, chăm sóc trẻ, gặp gỡ tư vấn viên hằng tuần hoặc tham gia các buổi gặp mặt dành cho các bà mẹ với nhau.

Phiếu mua hàng 1 USD, khi tham gia lớp học, tôi vừa được học kiến thức, vừa có quà mang về - Ảnh do tác giả cung cấp

MLC có một sáng kiến rất hay là bất kỳ ai tham gia các lớp học hoặc các buổi tư vấn đều được tặng voucher - phiếu mua hàng. Mỗi voucher có giá trị tương đương 1 USD. Mọi người có thể dùng voucher này để mua hàng trong cửa hàng nằm ngay trong văn phòng của MLC. Cửa hàng nhỏ này cung cấp bỉm (đóng thành từng gói nhỏ), giấy ướt, quần áo cũ nhưng còn tốt cho các lứa tuổi khác nhau, khăn, bình sữa, thậm chí cả nôi, xe đẩy... với cái giá tượng trưng rất rẻ, chỉ trong tầm 50 cents và 1 USD (khoảng 10-20.000 đồng).

Khi tôi tới tham gia nhóm các bà mẹ liền được tặng 4 voucher. Với 4 voucher này, tôi có thể mua được vài gói bỉm, vài hộp khăn ướt hoặc vài bộ quần áo cho con. Dù không nhiều nhưng đối với các gia đình thu nhập hạn hẹp, vừa đi học vừa nuôi con như tôi thì chừng ấy thôi cũng đáng quý lắm rồi. Cái này gọi một công được hai việc, vừa được học hỏi lại vừa có “quà” mang về. Tôi nghĩ là đối với các bà mẹ đơn thân hay các gia đình thu nhập thấp thì MLC là một địa chỉ rất tốt để lui tới.

Đây là một chương trình tặng sách rất nổi tiếng của nữ danh ca người Mỹ Dolly Parton. Mục đích của chương trình là khơi gợi niềm say mê đọc sách của trẻ. Chương trình này ban đầu chỉ thực hiện ở tiểu bang Tennessee quê hương của bà và thành công đến nỗi chỉ sau 4 năm bà đã quyết định mở rộng chương trình này trên toàn nước Mỹ. Mỗi em khi đăng ký chương trình này sẽ được tặng 1 cuốn sách mỗi tháng cho đến khi 5 tuổi. Trung bình mỗi năm chương trình tặng khoảng 40 triệu cuốn sách cho gần 700 nghìn trẻ em ở Mỹ, Canada và Anh. Kết quả cho thấy The Imagination Library đã giúp các bé tăng khả năng biết đọc một cách rõ rệt.

Mỗi bé sẽ nhận được 1 cuốn sách/tháng cho đến khi 5 tuổi, các sách đều được chọn lựa phù hợp với lứa tuổi - Ảnh do tác giả cung cấp

Các cuốn sách mà chương trình gửi tới cũng được chọn lọc kỹ càng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ví dụ trong năm đầu tiên thì sách sẽ là những cuốn có màu sắc tươi sáng, chữ to, dễ sử dụng, ít chữ hoặc có nhạc. Đến năm thứ 5 thì sẽ là những cuốn sách giúp các em chuẩn bị cho việc học đọc khi vào lớp 1, những cuốn truyện cổ tích, những bài thơ hay truyện khoa học…

Cuốn sách đầu tiên mà bé nhà tôi nhận được là một cuốn board book có tên là Baby sounds. Cuốn sách chỉ có 10 trang, nói về các âm thanh hằng ngày mà bé nghe được như là tiếng mèo kêu meo meo, tiếng chó sủa gâu gâu, tiếng vịt kêu quác quác… rất đơn giản và dễ thương.